19/11/2018 11:54 GMT+7

Tổng thống Pháp quyết không hạ thuế bất chấp biểu tình

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Cuối tuần qua, hàng chục ngàn người biểu tình tràn xuống đường phản đối thuế nhiên liệu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, giữa bối cảnh tỉ lệ ủng hộ ông cũng xuống rất thấp.

Tổng thống Pháp quyết không hạ thuế bất chấp biểu tình - Ảnh 1.

Người biểu tình ném vật thể vào hàng rào cảnh sát chống bạo động tại Quimper, miền tây nước Pháp - Ảnh: AFP

Các đường phố tại Pháp bị dòng người phong tỏa trong phong trào biểu tình mang tên "Áo khoác vàng" (Gilets Jaunes), loại áo bảo hộ dạ quang tài xế thường mặc vào khi xe bị sự cố.

Biến thành bạo lực

Gilets Jaunes mang ý tưởng kêu gọi người dân xuống đường, đi chậm ngoài trung tâm thành phố, sân bay, đường cao tốc và các con đường lớn. Chiến dịch này nhằm phản đối việc chính phủ tăng thuế xăng dầu.

Quyết định tăng thuế nhiên liệu của ông Macron nhằm khuyến khích tài xế chuyển sang sử dụng những loại xe dùng năng lượng thân thiện hơn với môi trường. 

Chính sách này được áp dụng từ năm 2017, nhưng gần đây bắt đầu cho thấy hậu quả sau khi giá dầu tăng kể từ tháng 10 qua. Nhiều hộ gia đình chịu áp lực và bắt đầu tức giận với điều này, vì nhiều người vẫn buộc phải sử dụng xe để đi làm.

224.000

Đó là số người biểu tình chống Tổng thống Macron tính đến cuối ngày 17-11.

Từ sáng sớm 17-11 (giờ Pháp), người biểu tình đã tụ tập trong 2.000 cuộc biểu tình khác nhau, không chỉ khắp nước Pháp mà còn ở các vùng lãnh thổ thuộc nước này. 

Trên khắp nước Pháp, nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo loạn với 106 người bị thương, trong đó có 5 hoặc 6 người nguy kịch, theo các báo cáo khác nhau của hãng tin Reuters và báo Guardian.

Phần lớn các trường hợp bị thương xuất phát từ việc người lái xe mất bình tĩnh và cán vào đám đông biểu tình đang cản đường. 

Một sự cố như thế đã khiến một phụ nữ 63 tuổi tham gia biểu tình bị thiệt mạng. Một bà mẹ gấp gáp đưa con tới bệnh viện bị đám đông biểu tình chặn đường, dẫn tới việc cán chết người phụ nữ xấu số kia.

Tính tới đầu giờ tối cùng ngày, cảnh sát xác định có khoảng 224.000 người biểu tình. 73% số người được hỏi đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào phản đối chính sách của Tổng thống Macron.

Tỉ lệ ủng hộ tuột dốc

Những cuộc biểu tình này hoàn toàn trái ngược với tâm lý hân hoan được kỳ vọng sau khi ông Macron đắc cử tổng thống Pháp năm 2016. 

Cứ ngỡ đây là một sự lựa chọn tươi mới, trẻ trung, gieo hi vọng hơn so với đảng cực hữu của bà Marine Le Pen, thì nay ông Macron bắt đầu cảm nhận áp lực từ chính sách kinh tế của mình.

Trong 18 tháng cầm quyền, ông Macron bị cho đã ngó lơ các hiệp hội thương mại và các cuộc biểu tình, để tiếp tục nới lỏng luật lao động và thực hiện cải cách. 

Phe phản đối chủ yếu chỉ trích mức thuế cao đánh vào nhiên liệu, thuốc lá, cũng như việc gánh nặng phúc lợi xã hội gia tăng trước khi các khoản cắt giảm thuế khác có hiệu lực.

Đám đông vừa qua kêu gọi ông Macron từ chức vì cho rằng ông không đứng về phía người nghèo. Họ khẳng định ông Macron đã bỏ mặc các tầng lớp nghèo và trung lưu, chỉ ra rằng những khoản cắt giảm thuế đã trợ lực cho người có thu nhập cao và các doanh nghiệp. 

Ông Andre, một người biểu tình 38 tuổi không có bằng lái xe tại khu vực Dole miền đông nước Pháp, bình phẩm: "Macron là vị tổng thống của người giàu chứ không phải người nghèo. Ông ta cũng nên nghĩ tới người nghèo".

Hãng tin Bloomberg ngày 18-11 dẫn một khảo sát của Hãng Ifop đăng trên báo Journal du Dimanche cho thấy mức độ ủng hộ dành cho ông Macron đã tuột xuống mức thấp nhất kể từ lúc nắm quyền. 

Cụ thể tỉ lệ ủng hộ của ông Macron tháng 11 này giảm 4 điểm so với tháng trước, xuống còn 25%, trong khi số điểm của Thủ tướng Edouard Philippe cũng rớt 7 điểm còn 34%. Trước đó, ông Philippe được tới 70%.

Khảo sát của Ifop thực hiện qua điện thoại và Internet, từ ngày 9 tới ngày 17-11, với 1.957 người trong độ tuổi bỏ phiếu. 

Điều này có nghĩa sau cuộc biểu tình ngày 17-11, hình ảnh ông Macron trong mắt người dân sẽ có nguy cơ xấu hơn.

Trong một phỏng vấn trên truyền hình tuần này, Tổng thống Macron nói mình đã “không thành công trong việc hòa hợp giữa người Pháp với lãnh đạo của họ” và “chúng tôi có lẽ chưa mang tới cho họ sự cân nhắc tương xứng”.

Tuy nhiên, ông tái khẳng định sẽ không rút lại chính sách tăng thuế nhiên liệu, vốn dự kiến còn tăng hơn nữa vào tháng 1-2019.

TTO - Chiến dịch phong tỏa các tuyến đường trên khắp nước Pháp đã diễn ra rầm rộ trong ngày 17-11 nhằm phản đối việc chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron áp thuế cao hơn đối với nhiên liệu.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar