11/01/2013 17:27 GMT+7

Tổng thống Mỹ đánh mất sự đa dạng trong chính phủ?

ĐỨC TOÀN
ĐỨC TOÀN

TTO - Tổng thống Barack Obama đang chịu chỉ trích từ chính các nghị sĩ Đảng Dân chủ do đề cử toàn đàn ông da trắng nắm giữ vị trí quan trọng trong chính phủ nhiệm kỳ hai của mình.

Tổng thống Barack Obama công bố đề cử "bộ đôi an ninh" của mình là ông Chuck Hagel (bìa trái) và ông John Brennan (bìa phải) - Ảnh: CNN

Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, các thăm dò đều cho thấy Tổng thống Obama luôn được sự ủng hộ lớn từ đối tượng cử tri là phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và người gốc Hispanic.

Sau khi Tổng thống Obama tái đắc cử, giới phân tích nhận định những nhóm cộng đồng thiểu số tại Mỹ đang vươn lên và ngày càng có ảnh hưởng, còn chiến thắng của ông Obama phản ánh sự thay đổi nhân khẩu tại Mỹ.

“Câu lạc bộ” của những quý ông

Tuy nhiên, một loạt đề cử quan trọng trong chính phủ mới đều thuộc về những người đàn ông da trắng, lần lượt là ông Jack Lew (bộ trưởng tài chính), John Kerry (ngoại trưởng), Chuck Hagel (bộ trưởng quốc phòng) và ông John Brennan (giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương CIA).

Không chỉ thế, tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ không thể giữ chân nữ bộ trưởng gốc Hispanic đầu tiên khi bà Hilda Solis tuyên bố không tiếp tục lãnh đạo Bộ Lao động vào giữa tuần này. Hồi tháng trước, giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA), bà Lisa Jackson - cũng là người gốc Phi - đã thông báo từ chức.

“Điều này thật sự đáng thất vọng” - thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đại diện bang New York, ông Charles Rangel bày tỏ với Reuters trước những đề cử của Tổng thống Obama. Ông Rangel là một trong những nghị sĩ da đen cao cấp tại quốc hội.

Đồng tình với nhận định trên, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ từ bang New Hampshire, bà Jeanne Shaheen nói: “Chúng ta cần một chính phủ cũng đa dạng như bản thân nước Mỹ để có thể giải quyết mọi lo ngại mà chúng ta nhận được”.

Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa không bỏ qua cơ hội để công kích Tổng thống Obama. Cựu ứng viên tổng thống Mike Huckabee cáo buộc ông Obama phát động “một cuộc chiến chống lại nữ giới”. “Rất nhiều phụ nữ Mỹ từng ủng hộ ông Obama hẳn đang vò đầu bứt tai vì một nội các chênh lệch giới tính như vậy”.

Đa dạng hóa chính phủ

Việc ông Obama bị chính Đảng Dân chủ lên án là điều gây ngạc nhiên do Đảng Cộng hòa mới là lực lượng luôn tỏ ra nhạy cảm về sự đa dạng thành phần lãnh đạo.

Chữ ký của các bộ trưởng tài chính Henry Paulson (trên) và Tim Geithher trên giấy bạc USD của Mỹ - Ảnh: WSJ

Điều này thể hiện rõ dưới thời cựu tổng thống George W. Bush khi ông liên tiếp bổ nhiệm ngoại trưởng là người Mỹ gốc Phi (ông Colin Powell và bà Condolezza Rice). Khi ông Obama đắc cử năm 2008 thì bà Hillary Clinton được chọn là ngoại trưởng.

Nếu được thượng viện thông qua, ông John Kerry sẽ là người đàn ông da trắng đầu tiên giữ chức vụ cao nhất tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn mười năm qua.

Bà Debbie Walsh, giám đốc Trung tâm Quan sát sự hiện diện của phụ nữ Mỹ trên chính trường, cho biết tỉ lệ nữ giới trong chính phủ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama là 36%. Đây là con số cao thứ hai trong lịch sử các đời tổng thống Mỹ, chỉ thua chính quyền nhiệm kỳ 2 của cựu tổng thống Bill Clinton (41%). Dẫu vậy, bà Walsh cũng bày tỏ tiếc nuối khi ông Obama không tạo cơ hội cho phụ nữ nắm giữ những vị trí quyền lực hơn.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney kêu gọi những người chỉ trích hãy đưa ra phán xét sau khi Tổng thống Obama xây dựng xong nhân sự cho nội các nhiệm kỳ 2. “Phụ nữ luôn hiện diện trong dàn lãnh đạo mà tổng thống lựa chọn” - ông Carney nói. Bên cạnh đó, một bộ trưởng da đen là ông Eric Holder - bộ trưởng Bộ Tư pháp - bày tỏ sẽ tiếp tục giữ chức vụ này.

Tranh cãi vì chữ ký của ứng viên bộ trưởng tài chính

Khi ông Jacob Lew được đề cử chức bộ trưởng tài chính Mỹ, báo chí nước này xôn xao khi phát hiện chữ ký "không giống ai" của ông Lew. Vấn đề ở chỗ khi trở thành bộ trưởng tài chính thì những chữ ký gồm toàn những vòng tròn này sẽ xuất hiện trên các tờ giấy bạc của Mỹ và được lưu hành khắp thế giới.

Chữ ký gồm toàn những vòng tròn của ông Jacob Lew trong một biên bản - Ảnh: WSJ

Trang Fox News cảnh báo "chữ ký của ông Lew có thể làm giảm giá trị tiền USD". NBC News bồi thêm: "Chữ ký của ông ấy có lẽ xấu nhất thế giới".

Chính Tổng thống Obama cũng "nửa đùa nửa thật" khi thúc giục ông Lew nên đổi chữ ký của mình trước khi chúng được in trên giấy bạc Mỹ và lưu hành rộng rãi.

Tại buổi thông báo đề cử, khi đứng cạnh ông Lew và Bộ trưởng Tài chính sắp mãn nhiệm Timothy Geithner, Tổng thống Obama cho biết chưa bao giờ để ý chữ ký của ông Lew trong các văn bản. "Khi báo chí đề cập nhiều đến vấn đề này, tôi đã nghĩ có nên rút lại đề cử ông ấy hay không" - ông Obama đùa.

Theo trang Global Post, có thể ông Lew sẽ noi gương người tiền nhiệm Geithner và chỉnh sửa kiểu chữ ký của mình. Ông Geithner từng cho biết: "Tôi phải ký chữ gì trên tờ USD để người ta còn đọc ra tên tôi".

ĐỨC TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar