11/12/2024 15:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tổng thống Biden nỗ lực cứu vãn di sản của mình trong bài phát biểu 40 phút

Tổng thống Joe Biden đã ca ngợi và cố gắng cứu vãn di sản của chính mình, đồng thời gọi các kế hoạch kinh tế của ông Trump là 'thảm họa' trong bài phát biểu kéo dài 40 phút.

Ông Biden nỗ lực cứu vãn di sản của mình trong bài phát biểu 40' - Ảnh 1.

Tổng thống Biden phát biểu tại Viện Brookings ngày 10-12 - Ảnh: REUTERS

Ngày 10-12, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có bài phát biểu dài 40 phút tại Viện Brookings với tên gọi là “Bài phát biểu di sản”, nhằm bảo vệ các đề xuất của chính quyền ông, với mục tiêu tái định hình ngành sản xuất Mỹ.

Tổng thống Biden: 'Chính quyền mới được thừa hưởng một nền kinh tế hùng mạnh'

Ông Biden nói rằng cử tri Mỹ đã không công nhận các chính sách kinh tế của chính quyền hiện tại, bao gồm gói kích cầu kinh tế trị giá 1.900 tỉ USD mà ông đã ký ngay sau khi nhậm chức vào năm 2020, nhằm giúp đất nước phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đảng Dân chủ lập luận rằng một số người Mỹ sau đó đã đổ lỗi cho hành động này vì góp phần thúc đẩy lạm phát, tuy nhiên lưu ý nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhanh hơn so với nhiều nước phương Tây khác, theo Washington Post.

Ông Biden nói tháng tới chính quyền của ông sẽ kết thúc để nhường chỗ cho một chính quyền mới lên nắm quyền và “chính quyền mới sẽ được thừa hưởng một nền kinh tế hùng mạnh, ít nhất là ở thời điểm hiện tại”.

“Tôi biết rằng nhiều người Mỹ cảm thấy thật khó khăn khi công nhận điều này. Tôi hiểu bạn chỉ đang cố gắng lo đủ 3 bữa/ngày.

Nhưng tôi tin đây là điều đúng đắn mà tôi cần phải làm vì nó không chỉ đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra, mà còn giúp đất nước chuẩn bị cho lộ trình mạnh mẽ hơn hướng đến tương lai”, ông Biden tiếp tục.

Giải thích cho sự không công nhận này, Tổng thống Biden nói gói kích cầu kinh tế cần nhiều năm để thu về những kết quả đầu tiên, có thể là 2 năm, 4 năm, 6 năm, 8 năm hoặc thậm chí 10 năm.

Tuy nhiên một số đảng viên Dân chủ cho rằng những kết quả này đến quá muộn. Hiện tại, ông Biden và nhóm cố vấn có thể đã lờ đi những thiệt hại mà lạm phát gây ra cho các gia đình trung lưu tại Mỹ.

Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn chương trình nghị sự của mình, ông Biden lưu ý phần lớn các khoản đầu tư liên bang mang lại lợi ích cho những khu vực theo phe Cộng hòa, bao gồm đạo luật giảm lạm phát hay dự luật năng lượng sạch.

Không chỉ vậy, suốt thời gian gần đây, ông Biden nhiều lần tìm cách làm nổi bật những đóng góp của mình một cách gián tiếp và trực tiếp.

Hôm 9-12, tổng thống sắp mãn nhiệm có một động thái chưa từng có khi tuyên bố kế hoạch phục hồi ngôn ngữ của người Mỹ bản địa. Đến ngày 11-12, ông tiếp tục đề cập đến các chính sách liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Tổng thống Biden nỗ lực cứu vãn di sản của mình trong bài phát biểu 40 phút - Ảnh 2.

Ông Biden khoác lên vai tấm chăn của các bộ lạc, trước khi tuyên bố về kế hoạch hồi sinh tiếng nói của người bản địa Mỹ hôm 9-12 - Ảnh: REUTERS

Chỉ trích người kế nhiệm

Ngoài ra trong bài phát biểu, Tổng thống Biden cảnh báo tầm nhìn kinh tế của ông Trump - người sẽ kế nhiệm ông từ tháng 1-2025 - có thể gây hại cho tầng lớp lao động Mỹ, theo New York Times.

“Ông Trump dường như quyết tâm áp đặt mức thuế cao quá mức và trải rộng trên các hàng hóa quan trọng nhập khẩu vào nước Mỹ, dựa trên niềm tin rằng các quốc gia khác sẽ gánh mức chi phí thuế cắt cổ đó thay vì người tiêu dùng Mỹ”, ông Biden phát biểu.

Tổng thống Biden cũng nhận định lời đe dọa áp thuế quan cao của ông Trump là "sai lầm lớn". Ông nói người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cho các mức thuế cao mà ông Trump áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada, cũng như Trung Quốc.

Kể từ khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tháng 11, ông Biden dường như khá kín tiếng trong việc bày tỏ các quan điểm nhằm vào người từng là đối thủ chính trị của ông.

Các trợ lý Nhà Trắng cho biết đương kim tổng thống muốn tập trung vào việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. 

Tuy nhiên khi ông Trump dần hoàn thiện các kế hoạch cho chính quyền mới, ông Biden bắt đầu có động thái chỉ trích các đề xuất chính sách của tổng thống đắc cử Đảng Cộng hòa.

Không chỉ vậy, ông Biden còn chế nhạo cách ông Trump đối phó với đại dịch COVID-19, và cáo buộc ông ủng hộ “Dự án 2025” - một kế hoạch do phe cánh hữu đề xuất nhằm tái cơ cấu chính quyền liên bang theo hướng tăng cường quyền lực của nhóm hành pháp.

"Tôi cầu Chúa, Tổng thống đắc cử hãy vứt bỏ Dự án 2025. Tôi nghĩ đó sẽ là một thảm họa kinh tế đối với chúng ta và khu vực", ông Biden nói khi đề cập đến kế hoạch sắp tới của chính quyền ông Trump.

Ông Trump cà khịa Thủ tướng Canada là thống đốc bang, ông Trudeau tiếp tục thuyết phục chuyện thuế

Ông Trump cà khịa Thủ tướng Justin Trudeau là thống đốc của bang Canada giữa lúc căng thẳng về chuyện thuế quan khiến Ottawa dọa trả đũa Washington.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn 3 ngày đã kết thúc, và ngay sau đó diễn ra cuộc tấn công bằng drone tại vùng thủ đô của Ukraine.

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar