05/01/2022 09:35 GMT+7

Tổng bí thư dự Hội nghị Chính phủ với địa phương

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Ngày 5-1, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để triển khai kết luận của trung ương và nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tổng bí thư dự Hội nghị Chính phủ với địa phương - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự hội nghị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tham dự hội nghị có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các lãnh đạo bộ, ban ngành trung ương, địa phương.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp thế giới phải chống đỡ với đại dịch COVID-19, khiến tình hình phức tạp khó đoán định và khó khăn hơn nhiều.

Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng thiếu vững chắc, không đồng đều và khó dự báo. Đặc biệt khi xuất hiện biến chủng Delta và gần đây là biến chủng Omircon, đã thâm nhập vào Việt Nam.

Trong nước, Thủ tướng cho hay tình hình có nhiều thuận lợi sau 35 năm đổi mới, nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức thành công.

Tuy nhiên, khó khăn thử thách là "chưa có tiền lệ" khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát mạnh mẽ với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, nhất là sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ giải pháp quan trọng, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tổng bí thư dự Hội nghị Chính phủ với địa phương - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hội nghị có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo đó, Thủ tướng cho rằng hội nghị hôm nay có ý nghĩa quan trọng để đánh giá lại kết quả đã đạt được, khẳng định những ưu, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022 được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao.

Trong đó, các vấn đề tập trung thảo luận có tính chất liên ngành, liên vùng, phát huy được tiềm năng, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Các biện pháp kiên quyết, kiên trì, đấu tranh phòng chống tham nhũng, hiệu quả.

Tiếp tục nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, trong sạch hiệu quả, xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay, đảm bảo hiệu quả. Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, trưởng ngành giải trình các vấn đề mà địa phương quan tâm, kiến nghị.

"Hội nghị hôm nay, Chính phủ, các địa phương rất mong đợi và vinh dự được đồng chí Tổng bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu, góp ý, chỉ đạo, tạo thêm động lực, bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả hơn", Thủ tướng bày tỏ.

Tổng bí thư dự Hội nghị Chính phủ với địa phương - Ảnh 3.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay trước sóng dịch COVID-19, nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của tình hình kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh đó, chúng ta đã chuẩn bị tốt nhất để bảo đảm an ninh, an toàn, hiệu quả và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp, phê chuẩn và kiện toàn các chức danh quan trọng của Nhà nước; tạo quyết tâm, nỗ lực mới trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Cũng theo Phó thủ tướng, Chính phủ ngay sau khi được kiện toàn đã quyết liệt hành động, tập trung chỉ đạo rà soát, sửa đổi thể chế, cải cách hành chính nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội; tích cực xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài…

Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 2,58%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84%. Thu ngân sách nhà nước đạt 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 3,7%, chi ngân sách nhà nước đạt 1,4 triệu tỉ đồng, bội chi ngân sách ở mức thấp, ước dưới 4%.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, năm 2021 thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định là vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, chuyển đổi số…

Dự báo tình hình năm 2022 còn nhiều thách thức, khó lường, sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút, nếu không kiểm soát dịch bệnh cơ bản sẽ tác động đến phục hồi, tăng trưởng, rủi ro lạm phát gia tăng... đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với địa phương

TTO - Sáng 28-12, Hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương để đánh giá tình hình và triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2021 khai mạc. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar