22/09/2016 12:32 GMT+7

Tokyo đẩy nước xuống “Điện Pantheon dưới đất”, hồ lượn dưới sông

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - Thủ đô Tokyo có 107 sông lớn nhỏ khác nhau, với tổng chiều dài 858km. Mùa tuyết tan, lưu lượng nước những con sông này tăng cao, đổ vào vịnh Tokyo. Nếu kèm theo cuồng phong gây mưa lớn, Tokyo sẽ ngập nặng.

Bồn chứa khổng lồ của dự án G-Can - Ảnh: insidejapan

 

 

 

“Điện Pantheon” dưới lòng đất

Trong nhiều thế hệ, ba con sông Tone, Are và Edo luôn là nỗi khiếp sợ của người dân Tokyo mỗi khi mùa mưa lũ tới. Khu vực này được gọi là châu thổ Nakagawa, nằm dưới mực nước sông Endo và nhiều con sông nhỏ khác.

Khu vực này vốn nổi danh là vùng ngập lụt của nước Nhật bởi nó thường xuyên bị tác động bởi lượng nước do tuyết tan ở các nơi khác đổ về cũng như mưa lớn của các trận cuồng phong.

Từ năm 1960, Tokyo bắt đầu mở rộng về hướng này và đến những năm 1980, toàn bộ diện tích nông nghiệp tại đây được thay thế bằng nhà kiên cố, nhà máy công nghiệp, tạo ra cơn sốt đất. Nhưng nhà chức trách đã không để ý đúng mức đến việc chống ngập lụt tại đây.

Năm 1991, cơn bão Mireilles mạnh nhất trong vòng 30 năm khiến 52.000 hộ dân trong diện tích 100km2 tại khu vực này chìm trong biển nước. 52 người thiệt mạng.

Năm 1993, Chính phủ Nhật quyết định xây kênh thoát nước ngầm ngoại vi đô thị, hay còn gọi là dự án G. Mất 13 năm để Nhật hoàn thành dự án này với kinh phí 3 tỉ USD. Giờ đây, nhiều người trên thế giới gọi đây là “Điện Pantheon dưới lòng đất” do hệ thống cột chống khiến công trình thoạt nhìn như một ngôi đền khổng lồ.

Một phần trụ chứa có kích thước 75x32m của dự án G-Can - Ảnh: insidejapan

Hệ thống công trình này bao gồm 5 trụ chứa, mỗi ống cao 75m, đường kính 32m - vừa kích cỡ để chứa một tàu vũ trụ, chôn dưới lòng đất và được nối với nhau bởi một đường ống dài 6,3km, đường kính 10m, nằm sâu dưới mặt đất 50m.

Đường ống này dẫn nước đến một bồn chứa khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng 78m - rộng hơn một sân đá banh. Trần của bồn chứa được chống đỡ bởi 59 cột bêtông, mỗi cột nặng 500 tấn.

Mỗi khi mưa lớn hay có cuồng phong, hệ thống kênh dẫn nước vào 5 trụ chứa. Từ đây nước được đưa vào bồn chứa khổng lồ. Khi bồn này đầy, người ta dùng 4 động cơ của máy bay Boeing 737 đẩy nước ra sông Endo, ở vị trí không bị lũ lụt, đi ra vịnh Tokyo. Công suất của bốn máy bơm là 200m3/giây, tức rút cạn một hồ bơi chuẩn Olympic trong vòng khoảng 10 giây.

Trong năm 2008, khu vực này hứng chịu một đợt mưa rất lớn và dự án G đã hoạt động tốt, bơm thành công 12 triệu m3 nước ra sông Endo, tránh ngập lụt trong khu vực.

Takashi Komiyama, người đứng đầu trạm bơm tại bồn chứa khổng lồ, cho biết kể từ khi đưa vào sử dụng đến nay, dự án G đã được sử dụng tổng cộng 70 lần, giảm được 2/3 số nhà cửa và diện tích bị ngập lụt.

Ngoài thời gian hoạt động chống lũ, trong thời gian nghỉ ngơi, “Điện Pantheon dưới lòng đất” trở thành địa chỉ tham quan du lịch. Dĩ nhiên khách du lịch chỉ được đi vào một số nơi nhất định. Mỗi tuần chỉ có 9 tour tham quan, mỗi tour 25 khách do đó muốn có chỗ, khách phải đặt trước hơn 1 tháng.

Sơ đồ dự án G-Can - Đồ họa: Việt Thái

 

Xây hồ chứa điều tiết ngầm dưới sông

Ngoài “Điện Pantheon”, người Nhật còn rất nhiều công trình khác dưới lòng đất để chống ngập. Trong năm 2016, hồ chứa điều tiết ngầm sông Furukawa được hoàn thành. Hồ dài 3,3km có đường kính 7,5m, chứa được 135.000mnước.

Đoạn hồ chứa dài 3,3km này nằm bên dưới sông Furukawa và uốn lượn theo đúng hình dáng của sông.

Khi sông Furukawa tràn bờ do mưa lớn, nước sẽ theo đường xả, chảy theo một đường ống thẳng đứng cao 52m vào lòng đất, đi vào hồ chứa. Khi mưa ngớt, lượng nước sông Furukawa giảm, nước trong hồ chứa được bơm trở ngược vào sông, xuống phần hạ lưu cách đó 2km.

Dự án này được khởi công vào năm 2008 sau một loạt cơn bão và cuồng phong trong năm 2004 làm ngập trạm tàu điện ngầm Azabu Juban khiến người dân yêu cầu chính quyền phải có biện pháp đối phó tình trạng này.

Hồ chứa điều tiết ngầm tại sông Furukawa không phải công trình dạng này đầu tiên tại Nhật. Trước đó năm 2008, sau 11 năm xây dựng, hồ chứa điều tiết ngầm Kandagawa được hoàn thành.

Thậm chí hồ chứa này còn lớn hơn tại Furukawa, dài 4,5km, đường kính 12,5m, dùng để chứa nước tràn từ các sông Kandagawa, Zenpukujigawa và Myoshojigawa. Sức chứa tối đa 540.000m3 của hồ được sử dụng 100% khi khu vực này bị mưa bão vào tháng 9-2013 và được sử dụng 5 lần trong năm 2013.

Đến cuối năm 2013, tại Nhật 11 hồ chứa điều tiết ngầm đã hoàn tất, với sức chứa 2 triệu m3. Ngoài ra, Nhật cũng đang xây dựng thêm năm hồ chứa điều tiết ngầm ở năm con sông khác. Đồng thời, kế hoạch xây đường ống nối hồ chứa điều tiết ngầm của sông Kandagawa với sông Shirakogawa cũng đang được thực hiện.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật cũng xây mới thêm 12km đường kênh nhằm giảm áp lực thoát nước ở 5 con sông chính và nạo vét, tu bổ 324km đường kênh ở 46 con sông khác.

Ở châu Á, ngoài Nhật, Thái Lan và Singapore cũng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập lụt. Vậy họ giải quyết vấn đề này như thế nào trong bối cảnh mật độ dân số tại Bangkok và Singapore ngày càng tăng.

Kỳ 4: Người Thái làm kênh, dân Sing xây đập

Đ.K.L.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar