04/09/2019 09:28 GMT+7

'Tôi xấu hổ khi nghĩ oan cô giáo gây sức ép cho con mình'

HÀN THÙY DƯƠNG (Thanh Hóa)
HÀN THÙY DƯƠNG (Thanh Hóa)

TTO - Đọc lời phê 'con chưa hoàn thành bài', 'con cần viết đúng cỡ chữ', 'con cần cố gắng hơn'... trong lòng tôi cứ lo con sẽ là học sinh 'cá biệt' trong mắt cô vì không đi học trước lớp 1...

Tôi xấu hổ khi nghĩ oan cô giáo gây sức ép cho con mình - Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) nhận quà tò he trước khi vào lớp trong ngày tựu trường - Ảnh: NHƯ HÙNG

Con đã bắt đầu vào lớp 1 từ ngày 1-8, chủ yếu là rèn kỹ năng, nề nếp. Ngay hôm đầu cô giáo đã nhắn tin: "H. nghịch nhất lớp em ạ. Chỉ có mỗi H. là tự do chạy lung tung trong lớp, ở lớp chị uốn nắn con rồi, ở nhà gia đình nhắc con thêm để con ngoan nhé".

Hôm sau, con được chuyển xuống bàn thứ tư vì nói chuyện riêng nhiều, vẫn chưa biết xin phép cô khi uống nước và đi vệ sinh. Hôm con quên vở, hôm con quên bút trên lớp. Nghĩa là con còn chưa vào nếp, vẫn "tự do" như lời cô nói.

Canh cánh nỗi lo

Có lẽ con là số ít trẻ không học trước lớp 1 nên bây giờ con khá bỡ ngỡ, bắt đầu tập ngồi ngay ngắn, tập cầm bút và viết những chữ cái đầu tiên. Trong lòng tôi cứ lo con sẽ là học sinh "cá biệt" trong mắt cô chỉ vì không đi học trước lớp 1. Vở con với những lời phê "con chưa hoàn thành bài", "con cần viết đúng cỡ chữ", "con cần cố gắng hơn"...

Khi gặp phụ huynh khác trong hôm nhận lớp ngày 31-7, thấy con người ta đã thành thạo cộng trừ tối đa 20, thậm chí 30, tôi hơi hoang mang. Nhìn lại, đến nét chữ cái đơn giản mà con cũng còn lúng túng, phép cộng trừ trong khoảng từ 1 đến 10 con còn khó khăn khi giải.

Hôm đi ăn sáng, tôi gặp mẹ của một bạn lớp con. Chị cho biết con chị đã có thể giải được hết toán lớp 1 do đi học từ 2 tuổi rưỡi. Có phụ huynh khác chia sẻ những chữ cái mà con gái viết đều đẹp do đã đi luyện chữ trước. Tôi biết để các ông bố, bà mẹ có được niềm tự hào ấy, các con đã đánh đổi nhiều thứ. Nhưng tôi vẫn cứ lo...

Tôi càng lo sợ, băn khoăn với suy nghĩ có khi nào vì con chưa học trước lớp 1, còn nhiều bỡ ngỡ nên cô không hài lòng? Tôi đã nghĩ cô chê con để gây sức ép với phụ huynh, để con phải đi học thêm. Có lúc tôi trách mình chủ quan đã không cho con đi học trước, giờ đây khi vào lớp con phải học với các bạn đã thạo cả làm toán lẫn viết chữ, ghép vần. 

Có phụ huynh từng "cảnh báo" tôi: "Đừng chủ quan em ạ, các cô giờ phần lớn đều muốn trẻ đi học trước lớp 1, khi vào lớp thì dạy nhàn và phần lớn cô giáo lớp 1 nào cũng có lớp luyện chữ ở nhà".

Nhẹ lòng vì cô

Lo quá ngoài chuyện chẳng biết làm gì, tôi đành đi gặp cô của con để tâm sự: "Bé nhà em chưa đi học trước lớp 1...". Tôi bất ngờ khi nghe cô nói: "Có lẽ do phụ huynh đã lo lắng quá, các cô sẽ đều dạy từ đầu mà. Em cứ yên tâm, dần dần các con sẽ quen".

Tôi trò chuyện với cô về tình hình của con trên lớp, cô chia sẻ với tôi về việc trên lớp con ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút sai, viết chưa đúng cỡ chữ... Đặc biệt, con vẫn còn nói chuyện riêng trong lớp nhiều và cả chuyện con không dám ra chơi vì chưa viết xong 3 trang cô giao.

Cô nói chuyện với tôi rất lâu về chuyện trẻ vào lớp 1, vì muốn các con vào nếp nên giáo viên nghiêm khắc. Bởi nhiều trẻ bây giờ ở nhà được chiều chuộng, nếu cô giáo không "mềm nắn rắn buông" thì rất khó để trẻ nghe lời.

Cô kể nhiều phụ huynh lo sợ con không theo kịp bạn nên chủ động cho con đi học chữ từ rất sớm, đến khi vào học chính thức thì trẻ có tư tưởng "biết rồi" nên chủ quan, chán học, thường mất tập trung trên lớp. Cô còn cho biết năm ngoái có một bạn nhỏ chỉ vì đi học trước hàng năm nên khi vào lớp chỉ có chơi và tỏ thái độ chống đối cô giáo.

Nghe cô chia sẻ, tôi cảm thấy nhẹ lòng, ngộ ra mình đã quá lo xa và suy nghĩ nhiều về chuyện học lớp 1 của con. Tôi từng lo lắng con sẽ không theo kịp bạn bè, sợ con sẽ tự ti khi học trong một lớp mà phần lớn các bạn đã biết chữ, biết làm toán. Nhưng rồi chính cô giáo đã giúp tôi cởi bỏ tâm trạng lo lắng cũng như thay đổi cách nhìn về lớp 1. 

Vậy mà tôi đã hiểu lầm về cô, nghĩ rằng cô gây sức ép để con đi học thêm. Tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ với cô vô cùng.

Cảm ơn cô giáo của con - cô Vũ Minh Hiền, người đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về lớp 1, về một câu chuyện giáo dục nhiều ý nghĩa.

Có phải người lớn chúng ta đang lo lắng thái quá về chuyện học của con? Suy cho cùng, con học lớp 1 với những nét chữ đều đẹp cũng đâu thể trở thành thiên tài? Vậy hà cớ gì chúng ta phải quan trọng hóa chuyện học trước lớp 1 để trẻ phải khổ?

Tôi nghĩ có thể ngày mai con bước vào năm học mới sẽ vất vả hơn các bạn, nhưng bù lại con không phải chạy trước "cày kiến thức" như nhiều bạn nhỏ khác.

Khai giảng, xin đừng bắt học trò lớp 1 đọc 'vẹt' bài phát biểu

TTO - 'Các con mới vô lớp 1, còn chưa biết đọc, chưa biết viết mà bắt học vẹt bài phát biểu khai giảng rồi lên sân khấu đọc to cho cả trường nghe thì rất tội', một hiệu trưởng ở TP.HCM chia sẻ.

HÀN THÙY DƯƠNG (Thanh Hóa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM tại 3 điểm thi.

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar