11/07/2013 02:37 GMT+7

Tối mổ ruột thừa, sáng vẫn đi thi

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TT - Ngày 10-7, các bác sĩ, cán bộ coi thi và thí sinh tại điểm thi Trường THCS Chu Văn An, TP Huế vẫn không thể hiểu nổi vì sao thí sinh Lê Thị Lan lại có thể vượt qua được gần hết ba buổi thi dài trong cơn đau ruột thừa quặn thắt (xem Tuổi Trẻ ngày 10-7).

Phóng to
Thí sinh Lê Thị Lan (bìa trái) dù đau đớn sau mổ ruột thừa vẫn cố gắng đến thi môn thứ ba sáng 10-7 - Ảnh: Thái Lộc

Sau buổi thi cuối cùng, chiều 10-7 chúng tôi gặp thí sinh Lê Thị Lan (trú tại xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) khi em trở lại điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế. Lan rất mệt và đau đầu, chỉ thều thào nói...

Trong buổi thi môn cuối cùng vào sáng 10-7, nhiều người ở điểm thi Chu Văn An đều hết sức ngạc nhiên khi thấy Lan từ xe taxi cùng bố Lê Xuân Ngụ bước vào phòng thi, khi tối qua (9-7) Lan đã lên bàn mổ ruột thừa tại Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế. Trong phòng thi Lan tái xanh, mệt mỏi, nhưng đã bình tĩnh nhận đề thi môn văn và làm bài như tất cả thí sinh khác. Sau gần 60 phút làm bài, cơn đau ở bụng quằn quại kèm theo nhức đầu, chóng mặt khiến Lan không chịu nổi. Hội đồng thi Chu Văn An đã phải liên hệ với bệnh viện điều xe cứu thương đến.

Điều dưỡng viên Trần Thị Quỳnh Trâm, người được phân công theo xe cấp cứu, cho biết Lan được dìu ra xe, được chích thuốc giảm đau và truyền dịch, nằm nghỉ ở xe chừng hơn 10 phút. Nhưng sau đó Lan vẫn quyết xin trở lại phòng thi làm cho xong bài. Vậy là nhóm cấp cứu phải đem kèm cả bình oxy để Lan thở ngay tại phòng thi. Chừng năm phút sau không gắng gượng nổi, Lan được giám thị đưa ra xe và tiếp tục cho nghỉ ngơi. Nhưng nghỉ được 15 phút Lan tiếp tục xin vào làm bài. Lần này chỉ được khoảng hai phút, Lan không thể chịu đựng được nữa. Nhóm cấp cứu đành phải đưa em về lại bệnh viện, lúc ấy đã khoảng 9g45. “Là con gái vốn đã yếu ớt, em lại bị đau ruột thừa kèm theo có sỏi phân nữa nên đau dữ dội. Em Lan vượt qua những cơn đau đến như vậy là quá kiên cường!” - điều dưỡng Trâm nhận xét.

Trò chuyện với Lan em cho biết không chỉ đau đớn mà còn quá mệt vì suốt ngày thi đầu tiên cho đến buổi sáng thi môn thứ ba em không ăn uống gì: “Khi thi, dù trong cơn đau nhưng em nghĩ trong đầu phải quyết tâm vượt qua, phải làm bài tốt và bằng mọi cách phải thi cho đậu chứ chờ đến năm sau lâu lắm...”. - Lan nói.

Theo ông Lê Xuân Ngụ, bố của Lan, Lan rất ngoan và chăm học, tự học từ bé đến lớn. Ngay cả việc thi đại học, Lan tự mình vào Huế từ năm tháng trước, tìm thuê phòng trọ ở đường Lê Thánh Tôn, TP Huế rồi tìm chỗ học ôn. Đến ngày thi vì bố mẹ bận việc ở quê nên Lan tự lo một mình. Khi nghe con gái đau, ông Ngụ đã tức tốc đón xe vào Huế để kịp ký vào hồ sơ đưa con lên bàn mổ trong buổi tối 9-7. Năm nay Lan thi khối D1 vào ngành sư phạm tiểu học Trường ĐH Sư phạm Huế. Kết quả kỳ thi chưa biết sẽ như thế nào, song ý chí, nghị lực của Lan quyết vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo thật là đặc biệt trong các kỳ thi đại học từ trước đến nay.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar