09/09/2013 09:00 GMT+7

Tôi là "Nhà tạo mẫu" món ăn

ĐOÀN BẢO CHÂU (ghi theo lời kể của food stylist N.B.L.T)
ĐOÀN BẢO CHÂU (ghi theo lời kể của food stylist N.B.L.T)

TTC - Để nhiếp ảnh gia bấm máy liên tục trong 4 tiếng mà tô mì gói vẫn không bị nở phình ra, người làm nghề thiết kế món ăn (food stylist) phải chuẩn bị cỡ… 30 tô mì. Đó là một lát cắt nhỏ xíu trong nghề “nấu không phải để ăn” này.

Phóng to

Nhìn là phải thèm

Khi bắt đầu dấn thân vào nghề này, tôi mới biết rằng thật ra các món ăn mình thấy trên sách báo không hề đơn giản là đặt món ăn lên bàn rồi chụp hình “tách tách”. Nếu là món ăn trong cẩm nang hướng dẫn nấu nướng thì mọi thứ phải càng đơn giản càng tốt, để chị em cảm thấy “làm món này dễ ợt”. Còn nếu là món ăn quảng cáo cho các nhà hàng, các thương hiệu ăn uống thì hình ảnh phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, để khách nhìn vào thấy “trời hấp dẫn quá! món này sao làm vậy? phải vô đây ăn mới được .”, là đạt yêu cầu. Bởi vậy, người thiết kế món ăn cũng không khác gì nhà tạo mẫu thời trang, lúc nào cũng phải nhạy bén và thậm chí ma lanh một tí để cho ra đời những bộ ảnh “nhìn là muốn ăn”

Tiết lộ cho các bạn biết chút bí mật nhé! Nhìn những hình ảnh các món ăn bắt mắt vậy chứ thực ra nhiều món toàn đồ giả không hà, đúng kiểu “hàng mẫu để chụp, không ăn”. Tỉ như món kem, đây là món đỏng đảnh nhất vì không có thứ gì mau chảy mau tan như vậy, nhất là dưới ánh đèn chụp ảnh nóng rát mặt và không gian studio chật hẹp. “Cái khó ló cái khôn”, chụp hình thôi mà, việc gì phải dùng kem thật, tôi “chơi” khoai tây nghiền thật nhuyễn, nhuộm màu để giả làm kem. Phó nháy tha hồ chụp, mà chi phí nguyên vật liệu cũng giảm đi đáng kể thay vì dùng kem thật!

Nhìn dĩa gỏi trên tạp chí, chắc hẳn nhiều người thèm… quên lối về vì tôm thịt căng mọng, rau trái xanh ngắt, đậu phộng vàng ươm… nhưng nếm món này lúc chụp hình thì nó rất … vô duyên vì lạt nhách, không có mùi vị gì cả. Không phải tôi lừa đảo mà bởi vì nếu trộn nước mắm vào đúng điệu thì dĩa gỏi sẽ xìu như bánh tráng nhúng nước, lên hình rất xấu.

Đó là cái khó của những món tươi, còn với những món khô như bánh trung thu, bánh mì, bánh snack… hình thù đâu ra đó, tưởng dễ chụp nhưng không phải vậy. Những loại này không thể dùng bất kì “thủ đoạn” bơm, cắt, tẩy trắng nào để bánh đẹp hơn khi lên hình. Tất cả phụ thuộc vào độ “hên xui” khi mở hộp (bịch). Có khi phải mở cả chục bịch mới tuyển được 3 em dáng chuẩn cho lên “sàn”.

Nghề “hổng” ngon ăn

Mới đầu, ai cũng nghĩ làm nghề này sướng vì toàn tiếp xúc với những thứ ngon nhất, đẹp nhất và đặc biệt là đi chợ có người… trả tiền giùm. Tuy nhiên, có làm mới biết, chúng tôi y như các bà vợ được chồng cho tiền chợ mỗi ngày vậy. Chồng sang thì ăn ngon nhưng tới chừng kinh tế khó khăn, chồng “thắt lưng buộc bụng”, vật giá ngoài chợ lại tăng vùn vụt thì vợ cũng toát mồ hôi co kéo. Mấy ngày trời mưa tơi tả, rau lá dập tơi bời, tìm đỏ mắt không ra bó nào nguyên vẹn, giá lại còn cao hơn bình thường. Vậy nên từ 5 giờ sáng, tôi đã phải lóc cóc ra chợ, lật rau xem xét từng lá để chọn ra hàng đẹp nhất dù về chỉ lấy 1,2 lá. Bộ ảnh được duyệt, ai nấy đều thở phào, nhưng các cô bán rau ngoài chợ thì chẳng vui vẻ gì với “cha già keo kiệt, khó tính” mở hàng là thằng tôi.

Ngoài món ăn, tôi cũng phải lo luôn phần hậu cảnh (prop) gồm chén, muỗng, dĩa, bàn ghế, hoa cỏ để trên bàn ăn. Mỗi lần có sô, tôi phải thuê nguyên chiếc taxi để chở theo cả “bầu đoàn thê tử” hàng chục bộ chén bát, khăn trải bàn, thậm chí tăm, nĩa… Ngồi trên xe mà tôi cứ nơm nớp sợ xe dằn xóc bể chén, bể ly là coi như bể sô toàn tập. Có lần cần lá sen lót trên dĩa và hoa sen cắm trên bàn, vì sen rất mau héo nên tôi quyết định mua luôn cây hoa sen còn nguyên rễ mang về, cắm vào nước để trong studio, cứ cần gì là cắt, cần lá có lá, cần hoa có hoa! Lần khác, tôi làm sản phẩm từ lúa mạch nên hậu cảnh cần có cây lúa mạch, vậy là phải đặt mua từ nước ngoài về, chỉ 4 cành hết 50 USD. Chờ cả tháng, lúa vẫn biệt tăm, công việc phải đình lại. Chừng lúa về tới, mở ra thấy cành lúa mạch nguyên lành, đẹp mướt mát cả ê kíp đều mừng hú vía.

Tim đánh lô tô, đầu căng như dây đàn vì đủ thứ sự cố xảy ra với các “em mẫu ” như thế đó, nhưng chỉ cần nhìn thấy hình ảnh “các em” mình tạo mẫu xuất hiện đâu đó, từ một góc tí xíu trên tờ quảng cáo đến tấm pa-nô khổng lồ ở góc đường là vui hết cỡ rồi.

Phóng to

Tuổi Trẻ Cười số 483 ra ngày 1/09/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

ĐOÀN BẢO CHÂU (ghi theo lời kể của food stylist N.B.L.T)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nhà tạo mẫu

Tin cùng chuyên mục

Chồng hay dỗi

TTC - Đàn bà con gái hay giận dỗi, ngúng nguẩy đã đành một nhẽ, đằng này chồng tôi ngoài bốn mươi tuổi đầu, làm bố của hai đứa con mà phải nói thiệt là “giận dỗi” chẳng kém ai.

Chồng hay dỗi

Mẹo trị bệnh… lười tắm cho chồng

TTC - Với những ông chồng mắc bệnh “lười tắm”, nhất là trong ngày đông tháng giá, thay vì càu nhàu, ca cẩm hoặc âm thầm cắn răng chịu đựng, các bà vợ có thể chủ động thực hiện một vài mẹo nhỏ dưới đây:

Mẹo trị bệnh… lười tắm cho chồng

Vợ và bóng đá

TTC - Giống nhau: - Đá bóng phải đoàn kết, đối phó với vợ càng phải đoàn kết (đặc biệt là khi… đi nhậu)

Vợ và bóng đá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar