26/10/2014 15:50 GMT+7

"Tôi không cho tiền người ăn xin từ lâu rồi"

TTO
TTO

TTO - "Tôi đã không cho tiền người ăn xin từ lâu lắm rồi. Đơn giản là nếu mình cứ cho thì sẽ có người đi xin ăn dù thật hay giả", một bạn đọc chia sẻ.

Một người bò lê trên đường để xin tiền ở Hải Phòng - Ảnh: Hương Vũ (ảnh tư liệu)

Trong gần 50 ý kiến bạn đọc gửi về quanh câu chuyện nên hay không nên . Đa số ý kiến cho rằng không nên, vì như bạn đọc Hiệp Nguyễn: "Có rất nhiều người lợi dụng sự đồng cảm của người khác để trục lợi".

Còn cho tiền, còn người ăn xin

"Hôm trước mình cùng vài người bạn đi ăn tối ở chợ đêm làng đại học, có một em nhỏ đến xin tiền. Mình và các bạn cũng chần chừ, một phần vì sợ bị lợi dụng, phần khác vì ái ngại.

Nhưng một lúc sau mình hỏi em đói chưa rồi dẫn em đi mua một ổ bánh mì. Mình thấy em vui lắm...

Mình thấy Nhà nước cần có biện pháp giải quyết nạn ăn xin một cách tích cực.

Như mình nghe nói ở Đà Nẵng, người ăn xin được tạo điều kiện công ăn việc làm, trở thành người có ích chứ không phải là gánh nặng cho xã hội".

(Nguyên Nguyễn)

Bạn đọc Hiệp Nguyễn viết: "Ví dụ có ông sư đứng xin tiền trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thông báo cấm tăng lữ đi khất thực; có thanh niên lê lết bán vé số mà không chịu đi, không chịu bò vì họ biết chắc chắn bạn sẽ thương hại mà mua giúp họ nhiều hơn, hoặc thậm chí cho tiền nhiều hơn...

Hãy để dành tiền vào mục đích từ thiện rõ ràng hơn là cho kiểu như vậy vì sẽ khiến một bộ phận người lười biếng hơn vì dễ xin tiền".

Bạn đọc Trần Lập thì dứt khoát: "Tôi sẽ không cho. Đó là cách dẹp tệ nạn chăn dắt người ăn xin. Đó cũng là cách để người ăn xin nỗ lực tìm việc làm. Thực tế có nhiều trường hợp ăn xin vì lười biếng".

Bạn đọc Huynh Cong Phuc cũng tán thành: "Tôi đã không cho từ lâu lắm rồi. Đơn giản là nếu mình cứ cho thì sẽ có người đi xin ăn dù thật hay giả".

Bạn đọc nhiemlethobinh@... lập luận: "Nếu cho tiền người thật sự nghèo đói thì mình không tiếc. Nhưng đây toàn người lười biếng, sống nhờ sự bố thí của người khác mà không biết xấu hổ.

Người ăn xin ngoài việc làm mất mỹ quan nơi công cộng, họ còn tập hư bản thân, khiến chính bản thân ngày càng lười biếng. Vì vậy chúng ta không nên cho".

Một số bạn đọc khác cho rằng có thể cho tiền người ăn xin tạm thời vì họ gặp khó khăn mới phải làm vậy, còn người ăn xin "chuyên nghiệp" thì không nên cho.

Nhiều ý kiến còn gợi ý những cách để giúp người nghèo, thay vì cho tiền trực tiếp người ăn xin.

"Tôi sẽ đóng góp vào các tổ chức làm từ thiện, tránh xa những người xem ăn xin là một nghề kiếm sống" (bạn đọc Ngoc Dung); "Thay vì cho, tôi khuyên mọi người nên tập trung ủng hộ các cá nhân thời gian qua đã tự nguyện tổ chức những bữa ăn từ thiện" (bạn đọc Trần Thượng Dũng).

Trao "cần câu" cho người nghèo

Bạn đọc cũng đề nghị tạo việc làm cho người xin ăn (trừ người già, bệnh tật thì Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo).

"Nếu muốn giúp người nghèo thì nên cho một "con cá" để họ sống tạm. Sau đó cho họ "cần câu", đồng thời dạy họ biết cách câu để họ tự nuôi mình", bạn đọc Long Xuyên viết.

Bạn đọc Tiến nêu vấn đề cụ thể hơn: "Nên xây các trung tâm bảo trợ xã hội tại mỗi địa phương để làm nơi trú ngụ cho người ăn xin chưa đủ tuổi trưởng thành, còn người ăn xin đã trưởng thành cần được đào tạo việc làm phù hợp.

Các trung tâm này phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cửa hàng... để giúp người ăn xin sau khi được dạy nghề thì có công việc ổn định để kiếm sống. Hiện nay các địa phương cũng có nhưng hoạt động chưa tốt. Quan trọng là cách quản lý tiền tạo được uy tín thì người dân sẽ sẵn lòng đóng góp giúp đỡ người ăn xin.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương hoặc tốt nhất là có một đường dây nóng để khi người dân thấy người ăn xin thì báo về để cử người đến hỗ trợ. Như tôi thấy hoài một bà cụ mắt mở hết lên bị một thanh niên kéo đi hết ngã tư đến dốc cầu để ăn xin mà không biết gọi số nào để báo".

Lòng nhân đạo và niềm tin đang bị giết chết

* Nạn chăn dắt người ăn xin đã vô tình giết chết lòng nhân đạo - niềm tin của con người với con người và ảnh hưởng xấu trực tiếp đến trẻ em, người già, người nghèo khó, bệnh tật đang bị lợi dụng trong khi lợi nhuận thu được lại vào tay những kẻ lười biếng.

Trách nhiệm của công an khu vực ở đâu khi họ không biết những ông bà trùm chăn dắt sống tại địa điểm nào? Nếu quy định rõ trách nhiệm của từng địa phương, ban ngành thì làm sao tình trạng này lại trở thành chuyện dài nhiều tập chưa có hồi kết?

(Thu Lan Nguyễn)

* Bài viết để lại nhiều suy ngẫm. Tôi nghĩ đây có thể là một gợi ý cho một tiết học giáo dục công dân, cho một đề tài trò chuyện giữa cha mẹ và con cái.

Làm sao phải bảo vệ được lòng nhân ái, sự trắc ẩn, sự khoan dung trước sự tấn công của cái xấu, sự lợi dụng lòng thương người.

(Lệ Quyên)

* Điều gì đang xảy ra với chúng ta khi lòng nhân ái, sự trắc ẩn bị lợi dụng đến mức phải cân nhắc, đắn đo? Bạn đã bao giờ áy náy, bứt rứt khi từ chối lời cầu xin của một người khốn khổ?

(Thùy Vân)

[poll width="400px" height="300px"]37[/poll]

TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Để phương tiện lưu thông an toàn trên quốc lộ 1, đơn vị thi công đang tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa chữa cầu Rác bị hư hỏng khe co giãn.

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Sau khi được HĐND TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10-2024, dự án nâng cấp đường Đặng Thùy Trâm (phường 13, quận Bình Thạnh) với tổng mức đầu tư hơn 93 tỉ đồng hiện đang trong giai đoạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Vụ xe hơi đậu bên đường ở Tân Phú cả năm: Do chủ xe bận về quê chăm vợ

Lực lượng chức năng đã liên lạc với chủ xe biển số tỉnh Tây Ninh đậu suốt khoảng một năm bên đường Phạm Ngọc Thảo (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM).

Vụ xe hơi đậu bên đường ở Tân Phú cả năm: Do chủ xe bận về quê chăm vợ

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy

Đoạn clip ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông bám vào xe máy của nam thanh niên đang chạy trên đường. Clip đăng tải lên mạng xã hội nhận được nhiều ý kiến bức xúc về hành động của người đi xe máy.

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy

Hát karaoke để kết nối, đừng hét để chia rẽ

Loa kéo không sai, mà sai là ở chỗ kéo luôn cả sự bình yên của người khác đi mất.

Hát karaoke để kết nối, đừng hét để chia rẽ

Vụ dân dựng lán tố 'cát tặc': Phạt doanh nghiệp gần 250 triệu đồng

Khai thác vượt phạm vi được cấp phép gây sạt lở bãi sông, khiến người dân bức xúc dựng lán phản đối, một doanh nghiệp khai thác cát ở Nghệ An bị xử phạt gần 250 triệu đồng.

Vụ dân dựng lán tố 'cát tặc': Phạt doanh nghiệp gần 250 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar