09/06/2015 09:03 GMT+7

Tôi đã quên dạy con môn học về cội nguồn

PHI KHANH
PHI KHANH

TT - Trước đây, tôi luôn cho rằng các con học hành vất vả cả năm, dịp lễ tết tranh thủ cho con đi nghỉ mát, du lịch đây đó để xả hơi.

Minh họa NOP

Nhưng không ít lần họ hàng ở quê lên chơi, các con lúng túng không biết phải chào hỏi, xưng hô như thế nào cho đúng... Khi đó tôi mới nhận ra mình đã có thiếu sót lớn khi không dạy con bài học về cội nguồn.

Thường thì khi về quê vào dịp Tết Nguyên đán, các con cũng chỉ biết mượn iPad của bố mẹ để chơi điện tử suốt cả ngày. Còn dịp nghỉ lễ, có năm các con bận lịch học thêm, ôn thi nên không về quê. Có năm thì vợ chồng tôi cho các con đi du lịch. Mỗi lần thưởng cho các con khi đạt thành tích trong học tập thì các con chỉ lựa chọn được đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, chứ chưa bao giờ lựa chọn về quê thăm ông bà.

Các con tỏ ra rất xa lạ với những người họ hàng thân thích ở quê. Mỗi khi gọi điện về quê, mặc dù tôi đã chuyển máy điện thoại cho các con nói chuyện hỏi thăm ông bà, nhưng các con thường lắc đầu không chịu. Một đứa nói rằng “không biết nói gì”, đứa kia hỏi bố mẹ “nói sao đây ạ?”. Trước sự thờ ơ của các con với ông bà, tôi rất buồn, thở dài thất vọng nhưng chỉ còn biết trách mình đã không giáo dục con sớm biết hướng về cội nguồn, về dòng họ, về truyền thống gia đình...

Tôi thấy mình thật có lỗi vì bấy lâu nay đã quá kỳ vọng vào thành tích của con trên trường mà quên mất một môn học cũng không kém phần quan trọng, đó là học về cội nguồn. Tôi nói vậy bởi vì hầu như khoảng thời gian để con gặp gỡ, trò chuyện gần gũi, kề cận ông bà rất ít. Chưa khi nào tôi thấy các con nói nhớ ông bà, thương ông bà.

Các con cũng không hào hứng với những món quà ông bà gửi từ quê lên như gạo, khoai lang, ngô. Tôi nhớ có lần bà nội đem từ quê lên ít khoai lang, các con cứ ngẩn người ra, tôi phải nhắc con cảm ơn. Các con cảm ơn lấy lệ rồi lại tót vào phòng riêng. Bà nội bảo muốn được hỏi han các cháu nhưng đứa nào cũng từ chối, nói bận học. Cả một tuần bà lên chơi với con, với cháu nhưng chỉ được trò chuyện ít ỏi trong bữa cơm tối. Cho đến một lần ông nội bị bệnh phải lên Hà Nội điều trị, các con chỉ chào hỏi qua loa rồi vào phòng riêng để học. Ông nằm viện cả tháng trời nhưng các con không hề quan tâm, hỏi thăm.

Tôi chỉ biết mỗi dịp họ hàng thân thích lên chơi là lại khoe thành tích học tập của các con. Nhưng trước sự vô cảm của các con ngày hôm nay, tôi nhận ra những thành tích ấy trở nên mất đi ý nghĩa rất nhiều. Sự xa cách, hững hờ của con khiến tôi thấy giật mình. Lỗi này do ai? Vì bấy lâu nay vợ chồng tôi chưa cho con được gần gũi ông bà, họ hàng thân thích. Cũng chính chúng tôi đã lấy đi cơ hội các con được tìm hiểu về dòng họ, về cội nguồn. Chắc chắn hè này tôi sẽ bổ sung vào thời gian nghỉ của các con những ngày được vui chơi, quây quần bên ông bà chứ không phải là những khóa học hè nữa.

Tự sự của một người cha

Ba mừng con lãnh thưởng
Hái thành quả đầu đời.
Đêm rộn ràng không ngủ
Đếm từng giọt sương rơi.

Chợt giật mình thảng thốt
Ba quên dạy con cười!
Mỗi lần cô giáo mách
Ba hăm dọa: "Bị roi".

Ba mẹ đi làm suốt
Con rủ chơi xếp hình
Ba vội lên vi tính
Mẹ chấm bài học sinh.

Ba mẹ mua quần áo
Ba mẹ mua đồ chơi
Quên dạy con đọc sách
Và ăn cơm phải mời.

Lời cảm ơn, xin lỗi
Ba quên dạy mất rồi!
"Con không cần vất vả
Để ba mẹ làm thôi!".

Ba quên dạy con khóc
Ba quên dạy con chơi
"Đồ chơi cho bạn mượn
Một mình, con đâu vui".

Mẹ sợ con ăn đổ
Đút cơm đến lên mười
"Không cần xếp quần áo
Đã có mẹ đây rồi!".

Đêm nay ba không ngủ,
Đếm từng giọt sương rơi
Ba mẹ quên nhiều thứ
Con chênh vênh cuộc đời.

TRẦM THANH TUẤN
 (Trường THPT Long Hiệp,  huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)

PHI KHANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar