01/04/2025 12:04 GMT+7

Tốc độ già hóa dân số tại TP.HCM đang diễn ra rất nhanh, vượt qua các dự báo

Tốc độ già hóa dân số tại TP.HCM đang gia tăng nhanh chóng, vượt xa các dự báo trước đây đang đặt ra cho TP nhiều thách thức.

dân số - Ảnh 1.

Dù bước vào giai đoạn già hóa dân số muộn hơn so với cả nước nhưng tốc độ già hóa dân số tại TP.HCM đang diễn ra rất nhanh - Ảnh: THU HIẾN

Ngày 1-4, Ủy ban Văn hóa và Xã hội Quốc hội đã có buổi giám sát tại TP.HCM về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018-2024.

Trung bình mỗi năm TP.HCM có 35.000 người cao tuổi mới

Báo cáo tại buổi giám sát, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết người cao tuổi tại TP đang tăng rất nhanh về mặt số lượng bắt đầu từ năm 2017.

Cũng vào năm 2017, TP.HCM chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số, muộn hơn so với cả nước 6 năm, khi tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đạt 10,28%. Thế nhưng, dù muộn nhưng tốc độ già hóa lại diễn ra rất nhanh.

Tính đến năm 2024, tỉ lệ người cao tuổi đã tăng lên 11,87%, với tổng số hơn 1,1 triệu người. Trong vòng 7 năm (2017-2024), số lượng người cao tuổi tăng thêm khoảng 243.500 người, bình quân tăng gần 35.000 người.

Tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM cao hơn so với cả nước, năm 2024 là 76,6 tuổi.

"Sự gia tăng nhanh chóng cho thấy tốc độ già hóa dân số tại TP.HCM đang vượt qua các dự báo trước đây.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về chính sách và hạ tầng, xã hội nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhóm dân số cao tuổi ngày càng đông", bác sĩ Châu cho hay.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê, năm 2024 chỉ số già hóa của TP.HCM là 65,2; cao hơn so với số liệu của cả nước là 60,18 (nghĩa là cứ 100 người trẻ dưới 15 tuổi thì có 65,2 người cao tuổi tương ứng).

Dịch vụ quan tâm sức khỏe người cao tuổi còn bị giới hạn

Bác sĩ Châu chia sẻ thêm, tốc độ già hóa dân số nhanh như thế nhưng hiện nay việc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của TP.HCM còn bị giới hạn.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa bắt kịp tốc độ già hóa dân số ngày càng tăng, hiện tại vẫn chưa có hệ thống báo cáo thu thập về tuổi thọ khỏe mạnh của người dân TP.HCM.

Bên cạnh đó, tổng tỉ suất sinh của TP.HCM hiện nay ở mức rất thấp (năm 2024 là 1,39 con/phụ nữ), hiện đang được xếp trong nhóm 21 tỉnh thành có mức sinh thấp.

Điều này gây ra nhiều hệ quả như quá trình già hóa dân số nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Theo đó, TP.HCM kiến nghị trung ương cần xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách dành cho người cao tuổi đặt trong mối tương quan phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, đặc biệt là người cao tuổi có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao (thích ứng với xu thế kinh tế bạc).

Cải cách hệ thống hưu trí, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, nhất là bảo hiểm tuổi già tự nguyện, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của người tham gia…

Ngoài ra, quy hoạch không gian lãnh thổ phải thích ứng với già hóa dân số (hình thành các đô thị sức khỏe, không gian quy hoạch dành cho viện dưỡng lão hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe, không gian cho các cơ sở y tế có dịch vụ chăm sóc lão khoa…).

Có chính sách hỗ trợ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào dịch vụ nhà dưỡng lão (đất đai, cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế, nguồn nhân lực…).

Ông Tạ Văn Hạ - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, cho hay mặc dù TP.HCM đã có những chính sách hỗ trợ nhưng hiện tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc vẫn còn thấp so với yêu cầu. Hệ thống hỗ trợ người cao tuổi cũng cần được mở rộng và hoàn thiện hơn.

Tỉ lệ nạo phá thai tại TP.HCM vẫn còn cao

Cũng theo báo cáo của UBND TP.HCM, năm 2017 tỉ số nạo phá thai của TP là 42,1 ca nạo/100 ca sinh sống, đến năm 2024 được kéo giảm còn 31,14 ca nạo/100 ca sinh sống (đạt so với mục tiêu kéo giảm 40 ca nạo/100 ca sinh sống), cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.

Tỉ lệ phá thai của người chưa thành niên được kiểm soát dưới 3% (năm 2017 tỉ lệ phá thai vị thành niên là 2,47%, được kéo giảm còn 2,31% vào năm 2024).

Ông Tạ Văn Hạ nhận định tỉ lệ nạo phá thai tại TP còn cao, do đó cần có các biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn để giảm tỉ lệ này.
Vì sao tuổi thọ trung bình người Việt Nam cao, nhưng tuổi khỏe mạnh lại thấp?

Số liệu cho thấy, tuổi thọ trung bình cao của người Việt Nam nói chung và của TP.HCM hiện ở mức tương đối cao, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh vẫn còn thấp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar