26/01/2018 14:49 GMT+7

Tổ tiên loài người rời châu Phi 220.000 năm trước?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Một bộ xương hàm hóa thạch vừa tìm thấy ở Israel cho thấy người hiện đại rất có thể đã rời châu Phi sớm trước cả 100.000 năm so với chúng ta vẫn nghĩ.

Tổ tiên loài người rời châu Phi 220.000 năm trước? - Ảnh 1.

Xương hàm trên hóa thạch được cho là có niên đại cổ xưa nhất đã được tìm thấy ở Israel - Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, trong báo cáo khoa học công bố trên tạp chí Science, các tác giả cho biết bộ xương hàm hóa thạch cùng các công cụ đồ đá đi cùng cho thấy rất có thể những người Homo sapien đầu tiên (người hiện đại) đã xuất hiện ở châu Phi từ sớm hơn rất nhiều so với các giả thuyết lâu nay về người tiền sử.

Chứng cứ khoa học mới cũng có thể dẫn tới việc giới khoa học sẽ phải tư duy lại về cách thức tiến hóa cũng như tương tác của người hiện đại với những nhóm người tiền sử anh em khác mà nay đã tuyệt chủng, như người Neanderthal.

"Khi nào họ (người hiện đại) bắt đầu rời khỏi châu Phi và họ đã chọn lộ trình địa lý di chuyển như thế nào là hai câu hỏi quan trọng nhất với sự tiến hóa của loài người", nhà nhân loại học Hershkovitz của đại học Tel Aviv, cũng là chủ trì nghiên cứu này nêu quan điểm .

Bộ xương hàm trên hóa thạch vừa tìm thấy vẫn còn nguyên khá nhiều răng. Theo giới khoa học nó có tuổi đời khoảng từ 177.000-194.000 năm.

Trước đây, những hóa thạch cổ xưa nhất của người hiện đại đã được tìm thấy bên ngoài châu Phi đều có niên đại từ 90.000-120.000 năm tuổi, cũng tại Israel.

Thế nên, căn cứ vào đánh giá niên đại của hóa thạch xương hàm mới nhất, có thể thấy niên đại của nó sớm hơn các hóa thạch tìm thấy trước đó từ 50.000-100.000 năm.

Báo cáo khoa học vừa công bố là kết quả của một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng đã tiến hành trong hơn 10 năm qua. 

Năm 2002 bộ xương hàm trên hóa thạch này được tìm thấy trong một hang động Misliya bị sụp ở sườn phía tây của núi Carmel.

Sau đó các nhà khoa học đã phải mất suốt hơn 15 năm để tìm kiếm thêm các hóa thạch còn lại và những hóa thạch khác trước khi công bố.

Cũng theo các nhà khoa học, bộ xương hàm hóa thạch này là của một người trưởng thành trẻ song chưa rõ giới tính.

Báo cáo khoa học nêu giả thuyết người hiện đại rất có thể đã rời châu Phi khoảng 220.000 năm trước. Một số tác giả còn đề xuất thời điểm đó thậm chí sớm hơn.

Sở dĩ có đề xuất sớm hơn là vì trong hang động tìm thấy xương hàm hóa thạch, họ cũng đã phát hiện khoảng 60.000 loại công cụ bằng đá lửa (flint), hầu hết đều có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn, một số công cụ trong đó có niên đại khoảng 250.000 năm.

Đồng tác giả nghiên cứu, bà Mina Weinstein-Evron, nói: "Giờ thì chúng ta phải viết một câu chuyện khác. Loài người đã liên tục di chuyển".

Mặc dù hai nhà nghiên cứu Weinstein-Evron và Hershkovitz đều cho rằng những công cụ này chỉ có thể do người Homo sapien tạo tác, tuy nhiên cũng có một số chuyên gia khác bác bỏ giả thuyết, cho rằng đó rất có thể chỉ là những công cụ do người Neanderthal hay một chủng loài người tiền sử anh em khác của người hiện đại tạo ra.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar