27/10/2017 16:22 GMT+7

Tơ lụa đi đâu, để con tằm lên bàn nhậu...

HỮU KHÁ - TẤN VŨ
HỮU KHÁ - TẤN VŨ

TTO - Khi con tằm không còn ươm tơ dệt lụa mà được bán cho các quán nhậu làm mồi, còn những cỗ máy bị đập bỏ thì làm sao kiếm được những chiếc khăn lụa "Made in Vietnam".

Ông Trương Văn Dũng - đội trưởng đội sản xuất tơ tằm HTX NN Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam -

Ở Quảng Nam, những làng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa bên dòng Thu Bồn có tuổi đời hàng trăm năm nhưng nay như một thung lũng hoang vắng, chỉ vì hàng Trung Quốc có giá rẻ phân nửa ồ ạt tràn vào. 

Sáng 27-10, chúng tôi về làng Đông Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, nổi tiếng một thời với nghề trồng dâu nhưng chứng kiến cảnh khoai sắn thay cho dâu tằm. 

Ông Nguyễn Triều, một người dân làng Đông Yên, cho biết chừng hơn 10 năm trước cả làng ai cũng làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhưng rồi từ ngày hàng Trung Quốc ồ ạt nhập về, hàng lụa dệt của làng không cách nào cạnh tranh nổi. 

"Giá hàng lụa Trung Quốc rẻ bằng nửa nên các cơ sở sản xuất lụa của làng phá sản, nghề trồng dâu nuôi tằm chết dần. Đến nay cả làng chỉ có mấy hộ trồng dâu cho vơi nỗi nhớ nghề chứ về kinh tế thì không hiệu quả, chẳng nuôi đủ gia đình", ông Triều nói. 

nong dan_1

Ông Trương Văn Dũng, đội trưởng đội sản xuất dâu tằm Hợp tác xã nông nghiệp Duy Trinh, cho biết trước đây nhà nào cũng trồng dâu nhưng nay thì chả ai còn tha thiết với nghề nữa. 

Ông Dũng nói rằng bây giờ dân làng trồng dâu nuôi tằm không phải nhằm dệt lụa mà để bán tằm cho mấy quán nhậu vì hiệu quả kinh tế khá hơn. 

"Chúng tôi cũng tiếc nuối nghề ươm tơ dệt lụa của cha ông nhưng không tài nào cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc. Không biết bên Trung Quốc lụa họ làm bằng chất liệu gì mà nhập về bán rẻ khiếp như vậy", ông Dũng nói.

Về làng Đông Yên (xã Duy Trinh) và Mã Châu (thị trấn Nam Phước) của huyện Duy Xuyên những ngày này, câu chuyện nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ còn là ký ức. 

Nằm cạnh bên làng Đông Yên, làng dệt lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên có truyền thống mấy trăm năm giờ cũng vắng vẻ, vắng tiếng thoi đưa. 

Con đường vào làng dệt hưng thịnh một thời vang danh khắp xứ giờ là nơi các cụ già ngồi bán hàng xén kiếm cơm. 

Nửa trưa, tiếng búa chan chát trong mồ hôi và nước mắt đập vào các máy dệt tháo sắt đem đi cân ký, khung cửi thì chẻ ra để đun lửa.

Tơ lụa đi đâu, để con tằm lên bàn nhậu... - Ảnh 3.

Người dân làng dệt Mã Châu tháo máy dệt đem bán sắt vụn - Ảnh: TẤN VŨ

Làng Mã Châu vào thời điểm thịnh nhất là cuối thập niên 1980, khi đó có đến 6.000 khung cửi. Nhưng rồi, từ năm 1990 trở đi, lụa Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam, có giá cực rẻ, chỉ bằng nửa so với lụa Mã Châu. Vậy là cạnh tranh không nổi. Cả làng dệt Mã Châu điêu đứng, mấy trăm máy dệt chạy cầm chừng.

Ông Nguyễn Thanh Hải, người dệt lụa

Ông Nguyễn Thanh Hải, một gia đình có truyền thống dệt lụa mấy đời ở làng Mã Châu, nói thời điểm dệt lụa thịnh hành nhất của làng rơi vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước. 

Do thua lỗ không thể cứu vãn được nên từ năm 2016 người dân bắt đầu tháo máy để bán. Đến  đầu năm 2017 thì cả làng ồ ạt đập bỏ máy móc để bán củi và sắt vụn.

 Tơ lụa đi đâu, để con tằm lên bàn nhậu... - Ảnh 5.

Người dân đập bỏ máy dệt mang đi bán sắt vụn - Ảnh: TẤN VŨ

Ông Nguyễn Công Dũng, chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, cho biết trước đây mỗi năm sản xuất đến 50-60 triệu mét vuông vải, giờ chỉ làm cầm chừng còn độ chưa tới 10 triệu mét vuông.

Do hoạt động sản xuất bị ngừng trệ nên nhiều người phải chuyển qua ngành nghề khác để làm vì "không thể sống nổi" với nghề. 

Theo ông Dũng, huyện cũng đã tìm cách kêu gọi nhà đầu tư để chuyển đổi mô hình, nhằm giúp khôi phục làng nghề ở Mã Châu. 

"Đã có một nhà đầu tư Việt Nam kết hợp với Nhật Bản khôi phục nghề truyền thống với mô hình phát triển du lịch, dịch vụ. Chúng tôi hi vọng rằng mô hình trồng dâu nuôi tằm, dệt vải sẽ hình thành nên một chuỗi du lịch trên con đường di sản Hội An - Mã Châu - Mỹ Sơn".

Làng Đông Yên từ 300 hộ nuôi tằm giờ đây chỉ còn vài hộ - Thực hiện: HỮU KHÁ

HỮU KHÁ - TẤN VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo tê liệt vì hàng trăm xe tải ùn tắc

Tuyến quốc lộ 12A lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) đang tê liệt, hàng trăm xe tải ùn ứ do tuyến đường phía Lào hư hỏng nặng.

Đường lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo tê liệt vì hàng trăm xe tải ùn tắc

Vì sao Quảng Ngãi đề nghị đầu tư đường sắt nối Khu kinh tế Dung Quất?

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng Khu kinh tế Dung Quất là trọng điểm thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách. Hàng hóa vài chục triệu tấn/năm, có lợi thế cảng biển nước sâu… phù hợp đầu tư đường sắt kết nối.

Vì sao Quảng Ngãi đề nghị đầu tư đường sắt nối Khu kinh tế Dung Quất?

Dự kiến đến giữa năm 2028 hoàn thành Hồ chứa nước Ka Pét

Tỉnh Bình Thuận vừa báo cáo các thủ tục liên quan về dự án Hồ chứa nước Ka Pét đến các cơ quan trung ương và dự kiến hoàn thành giữa năm 2028.

Dự kiến đến giữa năm 2028 hoàn thành Hồ chứa nước Ka Pét

Hơn 900 gian hàng giới thiệu sản phẩm, công nghệ xanh và tiên tiến ngành xây dựng

Ngày 14-5, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025, với sự góp mặt của hơn 900 gian hàng.

Hơn 900 gian hàng giới thiệu sản phẩm, công nghệ xanh và tiên tiến ngành xây dựng

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Việt Nam muốn hợp tác phát triển AI và bán dẫn với các tập đoàn công nghệ của Mỹ

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Intel và Meta ở Hoa Kỳ, đoàn công tác của Bộ Tài chính mong muốn hợp tác phát triển AI và bán dẫn, nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước.

Việt Nam muốn hợp tác phát triển AI và bán dẫn với các tập đoàn công nghệ của Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar