02/12/2016 10:55 GMT+7

Tình hình Biển Đông: Vẫn thiếu lòng tin

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TTO - Chính sách xây dựng lòng tin là từ rất lâu rồi nhưng khi nói đến tình hình Biển Đông “thì vẫn thế”. 

Tôi là một trong số các học giả được mời tham dự “Hướng đến những vùng biển mở và tự do tại châu Á: Thượng tôn pháp luật và hợp tác quốc tế” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 29-11.

Những cuộc hội thảo như thế này đều có thông điệp hướng về Trung Quốc và nó được tổ chức với mục đích không để vấn đề Biển Đông bị trôi đi. Thông điệp chính của các học giả tại hội thảo ngày 29-11 chính là “Trung Quốc phải tuân thủ pháp quyền bởi vì đó chính là lợi ích của nước này”.

Các học giả Nhật Bản nhấn mạnh sự quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, bởi vì tự do hàng hải tác động trực tiếp đến an ninh và kinh tế của nước này.

Trong khi đó, một học giả Anh nhấn mạnh bảo đảm các bên tôn trọng pháp quyền ở Biển Đông cũng chính là lợi ích và quan tâm của nước Anh.

Có thể khẳng định kênh học giả luôn có hiệu quả trong việc gây áp lực buộc Trung Quốc điều chỉnh hành vi.

Mong muốn mở rộng ảnh hưởng và từng bước lấn chiếm ở Biển Đông của Trung Quốc là có thật. Thế nhưng mong muốn này có đạt được hay không còn phụ thuộc vào phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực, trong đó kênh học giả đóng vai trò quan trọng.

Hội thảo ngày 29-11 có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Đại diện này nêu lại lập trường của Bắc Kinh một cách nhẹ nhàng rằng tình hình gần đây trên Biển Đông đã hòa hoãn hơn.

Trung Quốc đã có thỏa thuận với Philippines nhằm giải quyết rất nhiều vấn đề, chính sách trên biển và quan trọng là đã gác lại (những phản ứng về) phán quyết.

Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với ASEAN về việc thúc đẩy, hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) dự kiến trong năm 2017.

Và cuối cùng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên biển lâu rồi, thế nên các nước bên ngoài khu vực không cần thiết can thiệp vào.

Tuy nhiên, các đại biểu nhận định tình hình hòa dịu ở Biển Đông hiện tại chỉ là vấn đề tạm thời.

Nhiều ý kiến cho rằng sau hai năm, ba năm, hoặc thậm chí năm năm, tình hình Biển Đông sẽ nóng trở lại bởi vì những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vẫn còn nguyên, chưa được giải quyết do thiếu lòng tin và giải pháp bền vững.

Chung quy, các học giả cho biết chính sách xây dựng lòng tin là từ rất lâu rồi nhưng khi nói đến tình hình Biển Đông “thì vẫn thế”.

Và việc thiếu lòng tin chắc chắn dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp bền vững thúc đẩy hợp tác.

TS HÀ ANH TUẤN - Giám đốc TT Nghiên cứu chính sách, Viện Biển Đông

QUỲNH TRUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5

Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5 và Ý định thư về việc thành lập nhóm làm việc hợp tác song phương trong lĩnh vực trang bị quốc phòng.

Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Từ ngày 15-8, ngoài tiền lương có hai nhóm cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách sẽ được nhận hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/tháng.

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Người dân có thể xem bản đồ ranh giới hành chính và địa chỉ trụ sở trung tâm phục vụ hành chính công phường, xã, đặc khu mới hình thành ở Đà Nẵng trên bản đồ số một cách dễ dàng.

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Đồng Tháp thành lập 12 cơ quan chuyên môn với hơn 1.890 biên chế

Sáng 2-7, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Đồng Tháp thành lập 12 cơ quan chuyên môn với hơn 1.890 biên chế

Lãnh đạo 102 xã, phường mới tại tỉnh Đắk Lắk

Sau hợp nhất với tỉnh Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk có 102 xã, phường trải dài từ rừng xuống biển. Lãnh đạo chủ chốt của những địa phương này là ai?

Lãnh đạo 102 xã, phường mới tại tỉnh Đắk Lắk

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar