27/12/2024 14:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tinh gọn bộ máy cần lưu ý các đặc thù của TP.HCM

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, TP.HCM cần có chính sách khuyến khích nghỉ hưu sớm, và tái đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu thực tế của cả khu vực nhà nước và tư nhân.

TP.HCM: Tinh gọn bộ máy đi kèm chính sách tái đào tạo, khuyến khích nghỉ hưu  sớm  - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Sáng 27-12, Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện nhân dân về việc thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị TP.HCM".

Cần quan tâm đến đặc thù của một siêu đô thị như TP.HCM

PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng việc tinh gọn bộ máy hành chính là cần thiết và cấp bách. Có ba vấn đề lớn trong việc tổ chức lại bộ máy hành chính của TP.HCM. Thứ nhất là câu hỏi về tính hợp lý và phù hợp của bộ máy hiện tại. 

Ông nhấn mạnh: "Trong quá trình phát triển, chúng ta thành lập các cơ quan này, cơ quan kia, nhưng khi nhìn lại tổng thể thì bộ máy đó đã hợp lý chưa?". 

Thứ hai là vấn đề về tỉ lệ công chức, viên chức với dân số thành phố. TP.HCM có khoảng 130.000 công chức và viên chức, một con số không cao so với một số nước, nhưng hiệu quả công việc thì chưa đạt như mong muốn.

Thứ ba là về chuyển đổi số trong bộ máy hành chính. Dù TP.HCM đã đạt được một số tiến bộ trong lĩnh vực này, tuy nhiên quy trình chuyển đổi số vẫn còn chậm và nhiều quy trình vẫn phụ thuộc vào thủ công.

Theo ông Bình, TP.HCM đang phải đối diện với ba nghị quyết quan trọng để triển khai sắp xếp bộ máy, đó là nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy, nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP.HCM và nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị. Do đó việc sắp xếp lại bộ máy phải được thực hiện một cách mượt mà, tránh sự gián đoạn, phải tuân thủ nguyên tắc của 3 nghị quyết trên.

“Giữ nguyên, sáp nhập hay dừng lại thì cần phải quan tâm đến đặc thù của một siêu đô thị rất đặc biệt như TP.HCM, ví dụ như về quản lý an toàn thực phẩm, quy hoạch đô thị, kiến trúc và bảo tồn di sản”, ông Bình nói.

Đề cập đến vấn đề tinh giản biên chế, ông Bình cho rằng TP.HCM có thể thực hiện giảm biên chế ở mức 10-15%, nhưng điều này phải được tính toán kỹ lưỡng, không làm gián đoạn công việc.

Tinh gọn bộ máy cần lưu ý các đặc thù của TP.HCM - Ảnh 3.

PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Thận trọng để tránh gây ra xáo trộn

Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Thiện Trí, Đại học Luật TP.HCM, cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy là một yêu cầu tất yếu đối với mọi nhà nước muốn phát triển. Tuy nhiên thời gian qua dù đã có một số cơ chế đặc biệt, TP.HCM vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Như việc trung ương đã cho TP.HCM cơ hội lớn để xây dựng chính quyền đô thị, nhưng thực tế trong bất cứ việc gì, TP đều phải có sự phê chuẩn từ trung ương.

Hay như nghị quyết 98 “sáng sủa” hơn so với các địa phương khác, nhưng muốn thực hiện được nghị quyết đó không dễ dàng. Và nó chỉ là một phần rất nhỏ trong hành trình xây dựng chính quyền đô thị.

Cũng theo bà Trí, trong quá trình cải cách bộ máy, việc giảm biên chế phải được thực hiện một cách thận trọng để tránh gây ra xáo trộn, cần phải tìm cách xã hội hóa một phần công việc để nhà nước không phải đảm nhiệm tất cả.

Còn ông Trần Anh Tuấn, đại biểu Quốc hội TP.HCM, trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, cho rằng cải cách bộ máy không chỉ là việc giảm số lượng đơn vị, mà còn phải tối ưu hóa quy trình, thủ tục hành chính để giảm bớt sự phức tạp, giúp việc phục vụ người dân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ông chỉ ra một vấn đề đáng chú ý là tỉ lệ chi ngân sách cho các sự nghiệp, chi thường xuyên đang chiếm đến 60-70% tổng ngân sách của TP.HCM. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chi cho đầu tư phát triển.

Về mặt cơ chế, ông Trần Anh Tuấn đề xuất việc sử dụng cơ chế linh hoạt trong quá trình sắp xếp. Thành phố cũng cần có một lộ trình giảm đội ngũ quản lý cấp trung gian trong vòng ba đến năm năm, phải áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý để nâng cao hiệu quả công tác điều hành.

Sắp xếp gắn liền đổi mới phương thức lãnh đạo

Phát biểu kết luận PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng việc sắp xếp bộ máy chính trị TP.HCM phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, Nhà nước nhưng đồng thời, phù hợp với đặc thù của TP.HCM.

Về các giải pháp cụ thể, cần phải đánh giá thực trạng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan để làm cơ sở cho việc cắt giảm, phát triển các đơn vị khác. Bên cạnh đó việc tinh giản bộ máy phải kết hợp với việc phát triển văn hóa tổ chức và các chính sách hỗ trợ, đào tạo lại nhân lực. Nâng cao chất lượng thể chế, pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TP.HCM.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Chính sách cho nhân sự tinh gọn phải hợp lý, hài hòa, thấu đáo

Ngày 28-12 tới đây, Thành ủy TP.HCM sẽ tổ chức phiên họp mở rộng cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí cho 73 lãnh đạo, chỉ huy.

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar