16/03/2023 09:51 GMT+7

Tinh dịch bị kiến bu xung quanh, có bất thường?

"Sau khi xuất tinh, tôi lấy khăn giấy lau tinh dịch. Sáng ngủ dậy tôi thấy phần khăn giấy này có nhiều kiến (màu đen) bu xung quanh, có bất thường không?".

Tinh dịch bị kiến bu xung quanh, có bất thường? - Ảnh 1.

Tinh trùng của nam giới - Ảnh: AFP

"Tôi đã có vợ hơn hai năm nay nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp tình trạng tinh dịch bị kiến bu thế này".

Đây là tình trạng của anh T.M. gặp phải trong lần xuất tinh gần nhất. Anh M. chia sẻ khi thấy hình ảnh này, anh khá lo lắng và nghĩ ngay mình có bị bệnh đái tháo đường hay bệnh gì khác không?

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng, khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), cho biết thông thường khi đạt cực khoái trong quan hệ tình dục thì nam giới sẽ xuất tinh với lượng tinh dịch từ 3 - 5ml có màu trắng đục, hơi đặc và dính. Tinh dịch này khi để lâu trong không khí sẽ hóa lỏng dần.

Một số trường hợp có tinh dịch bị vón cục thì nguyên nhân chủ yếu là do trải qua thời gian dài mới xuất tinh và chúng cũng tan khi ở lâu trong môi trường không khí.

Về tinh dịch bị kiến bu không phản ánh được tình trạng người nam giới đó có bị đái tháo đường hay không. 

Theo đó, bản chất của tinh dịch chứa fructose và các protein khác. Môi trường tinh dịch được xem như chất "bảo quản" để tinh trùng sống, và fructose là nguồn năng lượng để tinh trùng "bơi" trong môi trường âm đạo.

Về fructose trong tinh dịch, bác sĩ Hoàng cho hay theo y văn đã thông tin thì chúng có mùi như mật ong, cho nên thường "thu hút" kiến đen, kiến gió... đến rồi bu xung quanh. Còn việc lần đầu bạn thấy hình ảnh kiến bu quanh tinh dịch của mình dù đã lập gia đình hơn hai năm, thì có thể trước đây nhà bạn không có kiến hoặc vẫn có kiến bu mà bạn không nhìn thấy.

Đây là tình trạng rất bình thường của tất cả nam giới khi tinh dịch ở môi trường bên ngoài nên không phải quá lo lắng. 

"Nếu bạn M. vẫn lo lắng, muốn biết rõ bản thân có bị đái tháo đường hay không thì nên đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác", bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Liên quan sản phẩm công ty của chồng Đoàn Di Băng bị đình chỉ lưu hành, Sở Y tế Đồng Nai đã giao Thanh tra sở kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai.

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar