30/07/2014 07:00 GMT+7

Tình cờ phát hiện ung thư tuyến giáp

LÊ THANH HÀ ghi
LÊ THANH HÀ ghi

TT - Sáu tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phát hiện 1.045 bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Đa số bệnh nhân đều là nữ ở độ tuổi rất trẻ.

Phóng to
TS.BS Trần Thanh Phương khám cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước khi phẫu thuật - Ảnh: L.TH.H.

TS.BS Trần Thanh Phương - trưởng khoa ngoại 3 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết VN là một trong những vùng dịch tễ về bệnh lý phình giáp (còn gọi là bướu cổ).

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% dân số có hạt giáp (nhân giáp), 10% trong số những người có hạt giáp là ung thư.

Diễn tiến chậm

Vẫn sinh con bình thường

Nhiều phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình bị ung thư tuyến giáp lo lắng không biết có mang thai và sinh con được không. Bác sĩ Thanh Phương khẳng định với ung thư tuyến giáp, mặc dù đã phẫu thuật và uống thuốc phóng xạ, thậm chí là uống thuốc bướu cổ suốt đời vẫn có thể mang thai, sinh con bình thường. Việc sử dụng thuốc điều trị không ảnh hưởng thai nhi.

Một buổi sáng trung tuần tháng 7, tại khoa ngoại 3, bác sĩ Trần Thanh Phương và các bác sĩ đã khám, hội chẩn cho hàng chục bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Hầu hết bệnh nhân được hội chẩn là nữ, nhiều người mới 20 tuổi như chị L.T.M.S., hoặc 21 tuổi như chị N.T.T.T.. Người lớn hơn là chị T.T.L. cũng chỉ 37 tuổi. Một số bệnh nhân cho biết tự rờ thấy có “cục gì” ở cổ nên đến bệnh viện khám. Có bệnh nhân được bác sĩ phát hiện ung thư tuyến giáp khi siêu âm kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ quan làm việc. Tuy nhiên, có một bệnh nhân nữ từ Đắk Lắk bị ung thư tuyến giáp tái phát. Trước đó năm năm, bệnh nhân này được phẫu thuật tại địa phương để lấy bướu giáp nhưng bác sĩ không phát hiện bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nên không điều trị đúng và triệt để cho bệnh nhân. Lần này bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu TP khám vì khó thở, mệt, bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, bắt đầu có di căn...

Theo bác sĩ Thanh Phương, ung thư tuyến giáp là loại ung thư diễn tiến rất chậm, nên tiên lượng điều trị thường rất tốt. Ở giai đoạn sớm (đường kính khối u dưới 1cm), hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì. Khi sờ vào cổ, bệnh nhân cũng không thấy khối u mà bệnh thường được phát hiện tình cờ qua siêu âm, khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên khi đó mới chỉ phát hiện thấy có hạt giáp chứ chưa thể biết lành hay ác. Ở giai đoạn trễ hơn, khi hạt giáp to ra sẽ nhìn thấy được hoặc rờ thấy có một cục (hạt giáp) ở trước cổ. Nếu trễ hơn nữa, khi cổ bắt đầu nổi hạch hay khàn tiếng thì ung thư đã di căn xa. Tuy nhiên, dù trễ vẫn điều trị được song sẽ tốn thời gian và tiền bạc nhiều hơn.

Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, hiện nhiều bệnh viện có máy siêu âm hiện đại, độ phân giải cao giúp bác sĩ có thể nhìn được hạt giáp đó lành hay ác tính. Song hình ảnh siêu âm chỉ mang tính gợi ý, để chẩn đoán chính xác bác sĩ phải dùng kim nhỏ chọc hút (FNA) để lấy tế bào trong hạt giáp đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể xác định là ung thư hoặc không, nếu ung thư còn định danh được là loại ung thư tuyến giáp gì.

Thường gặp ở phụ nữ trẻ

Ung thư tuyến giáp đa số xảy ra ở phụ nữ (cứ năm bệnh nhân mắc bệnh có bốn người là nữ) ở độ tuổi dậy thì và mang thai - độ tuổi phát triển mạnh mẽ của tế bào. Bệnh được chia thành hai loại chính: loại biệt hóa tốt (chiếm đa số), loại biệt hóa xấu hay không biệt hóa. Với loại biệt hóa tốt, tế bào ung thư rất “hiền” và bệnh diễn tiến chậm. Nếu điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể sống suốt đời. Với loại biệt hóa xấu, tiên lượng bệnh thường rất xấu do khó điều trị được tận gốc.

Nguyên nhân của bướu tuyến giáp đơn thuần, theo bác sĩ Thanh Phương, chủ yếu do người bệnh thiếu iốt dẫn tới phình giáp lan tỏa ban đầu, rồi từ đó chuyển sang hạt giáp, nhân giáp nhưng là bướu lành tính. Nếu bướu giáp nhỏ dưới 2cm, không gây chèn ép, không có triệu chứng gì thì chỉ cần theo dõi và người bệnh sống chung hòa bình với nó. Trường hợp bướu giáp to hơn 2cm, lớn nhanh, xuất huyết, gây chèn ép mới cần phẫu thuật. Ngoài ra nếu bướu lớn, bệnh nhân thấy xấu, muốn mổ vì lý do thẩm mỹ bác sĩ sẽ phẫu thuật. Còn nguyên nhân của ung thư tuyến giáp theo y văn là do người bệnh bị nhiễm chất phóng xạ từ khi còn trẻ (khi bị phơi nhiễm phóng xạ, khoảng mười năm sau tỉ lệ ung thư tuyến giáp tăng lên rất cao). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ ung thư tuyến giáp còn tăng cao ở những người bị viêm giáp (cao gấp 10-11 lần so với người bình thường).

Về điều trị, bác sĩ Thanh Phương cho biết nếu bệnh được phát hiện sớm thì tiên lượng rất tốt và việc điều trị cũng rất đơn giản, chỉ cần phẫu thuật một ngày là hôm sau bệnh nhân có thể xuất viện, không phải điều trị bằng thuốc phóng xạ. Bệnh nhân cũng hoàn toàn yên tâm vì trước và trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá độ lan rộng, kích thước của bướu, bướu có xâm lấn ra ngoài vỏ bao hay không, tuổi bệnh nhân, có di căn hay chưa... để có phẫu thuật cắt bướu phù hợp. Sau khi phẫu thuật, tùy giai đoạn bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị tiếp bằng thuốc phóng xạ hoặc chỉ cần theo dõi.

LÊ THANH HÀ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Tư thế sai do ngồi lâu, khởi động chưa đúng cách khi tập thể dục - nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại đóng góp rất lớn vào việc gây ra đau lưng.

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng heo ở quán quen. Đây không phải trường hợp duy nhất nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại bệnh viện.

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Mỡ máu cao gấp 37 lần dù gầy gò

Tưởng mình khỏe mạnh vì thân hình nhỏ nhắn, chị N.T.H. (37 tuổi, ở Cẩm Khê, Phú Thọ) không ngờ bản thân lại rơi vào tình trạng nguy kịch vì mỡ máu cao. Dù chỉ cao 1,50m, nặng 45kg, nhưng chỉ số triglyceride trong máu của chị cao gấp 37 lần.

Mỡ máu cao gấp 37 lần dù gầy gò

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối để ‘phòng bệnh qua đường tình dục’, vẫn mắc sùi mào gà

Tưởng rằng sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng kín có ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, nam sinh 22 tuổi làm theo và không sử dụng biện pháp an toàn. Một tháng sau anh phát hiện mắc sùi mào gà.

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối để ‘phòng bệnh qua đường tình dục’, vẫn mắc sùi mào gà

Vụ nữ tài xế lái ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội: Một nạn nhân đã tử vong

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, một nạn nhân trong vụ nữ tài xế lái ô tô gây tai nạn liên hoàn trên đường phố ở Hà Nội đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Vụ nữ tài xế lái ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội: Một nạn nhân đã tử vong

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar