20/02/2020 14:15 GMT+7

Tình cảm, giới tính, ngoại hình... là những chủ đề người Việt hành xử chưa đúng mực

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) do Hãng Microsoft công bố nhân dịp ngày quốc tế an toàn Internet - Safer Internet Day, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất.

Tình cảm, giới tính, ngoại hình... là những chủ đề người Việt hành xử chưa đúng mực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, tốp 5 chủ đề người Việt Nam thường có những hành xử không đúng mực là: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Trong đó, 5 hành vi gây tổn thương nhiều nhất là: kỳ thị phụ nữ (86%), tổn hại uy tín nghề nghiệp (82%), công kích vi mô (82%), tổn hại danh tiếng cá nhân (81%), phân biệt đối xử (77%).

Một điều đáng lưu ý đó là việc những đáp viên cho biết những hành vi này diễn ra khá thường xuyên. Cụ thể, 70% đáp viên cho biết họ đã gặp phải một trong các hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.

Khi tham gia thế giới ảo, những rủi ro người Việt gặp nhiều nhất là: liên lạc không mong muốn (49%); tin nhắn gợi dục không mong muốn (41%); bịa đặt, lừa đảo và gian lận (39%); quấy rối tình dục (30%); gạ gẫm gợi dục (29%).

Theo nghiên cứu của Microsoft, chỉ số của gần như tất cả các rủi ro trong thế giới ảo của người Việt Nam đều gia tăng. Trong đó, rủi ro về về tình dục và hành vi tăng mạnh lên lần lượt 12 và 14 điểm.

Khảo sát này nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh thiếu niên và người trưởng thành trên 25 quốc gia về cuộc sống trên mạng và những trải nghiệm của các đối tượng này đối với 21 rủi ro do các hành xử không đúng mực gây ra.

Khi được hỏi về những dự đoán của chính mình về các hành vi ứng xử trên không gian mạng trong tương lai, phản hồi của các đáp viên của 25 quốc gia như sau:

● 50% cho rằng các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng và sẽ có những hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm.

● 50% đáp viên tin rằng nhận thức và khả năng tự bảo mật dữ liệu của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt hơn.

● 34% cho rằng số lượng phụ nữ bị xúc phạm trực tuyến sẽ giảm đi, các trẻ vị thành niên sẽ ít bị ngược đãi hơn (33%) và các thảo luận về chính trị cũng sẽ mang tính xây dựng hơn (33%).

Khảo sát cũng đưa ra những gợi ý để người dùng ứng xử văn minh hơn khi trực tuyến:

1. Quy luật vàng: luôn cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến.

2. Tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng. Khi có sự bất đồng quan điểm, hãy thận trọng suy nghĩ, tránh các công kích cá nhân.

3. Suy nghĩ trước khi trả lời những bất đồng; tránh đăng tải, gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.

4. Sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi ứng xử thiếu văn minh và chưa chuẩn mực.

Tình cảm, giới tính, ngoại hình... là những chủ đề người Việt hành xử chưa đúng mực - Ảnh 2.

Một số kết quả từ báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) của Microsoft.

Lãnh đạo Đà Nẵng: Bỏ rơi khách Trung Quốc trong đêm là 'chưa văn minh'

TTO - "Anh thu tiền khi mọi chuyện bình yên nhưng khi khách có chuyện, anh không xắn tay hỗ trợ mà để họ ra đường trong đêm với bao nguy cơ. Như thế sao gọi là văn minh, thành phố đáng sống" - ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, phê phán.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh của VNG đạt 185 tỉ đồng, tăng mạnh từ mốc chỉ 1 tỉ đồng của quý 1-2024.

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar