21/10/2005 09:46 GMT+7

"Tinh binh" - anh là ai?

Theo Sành Điệu
Theo Sành Điệu

Khả năng sinh sản của đàn ông chẳng chứng minh được gì qua việc thực hiện "chuyện đấy" khoẻ hay yếu.

Phóng to

Các tinh binh có "cha đẻ" là tinh hoàn và "cha nuôi" là tinh dịch

Quyết định thành, bại đến 80% là sự góp mặt của cái, xin gọi tế nhị là "tinh binh". Đội quân di động “có đuôi” này mang trọng trách lớn gấp tỷ lần vóc dáng của chúng.

Tinh binh không thể nhìn thấy bằng mắt thường?

Đúng. Nhưng nếu soi bằng kính, có thể phác thảo hình dáng của chúng với đặc điểm rất dễ nhận biết là một đầu to gắn liền với chiếc đuôi dài. Chiếc đầu to chứa ADN, chất dinh dưỡng và những thứ cần thiết để tạo ra giới tính đứa bé sau này.

Tinh binh từ đâu mà ra?

Tuy tinh binh sống di động trong môi trường tinh dịch (1ml tinh dịch có chứa khoảng 20 triệu tinh binh) nhưng tinh hoàn mới là cha đẻ của chúng. Được ví như một nhà máy sản xuất tinh binh và hormone nam không biết mệt, tinh hoàn vận hành bộ máy của mình với nhịp độ rất đều đặn.

Nhưng đôi khi nó cũng có những trục trặc. Ảnh hưởng của di chứng bệnh quai bị sau tuổi dậy thì, tinh hoàn lạc chỗ có thể khiến bộ máy này sản sinh ra những "sản phẩm" không đủ chất lượng, nhiều dị tật hoặc di chuyển kém.

Một đời đàn ông có bao nhiêu tinh binh?

Mặc dù hình dạng qúa bé nhỏ nhưng việc phân tích và lọc số lượng là yêu cầu hàng đầu của xét nghiệm tinh dịch đồ. Vì thế người ta có thể biết được một người đàn ông bình thường suốt đời có thể sản xuất được trung bình 17 lít tinh dịch, tương đương với 1.500 tỷ "anh chàng có đuôi".

Ai nuôi tinh binh?

Nếu tinh hoàn là cha đẻ thì tinh dịch là thứ mà tinh binh phải thưa là "cha nuôi". Tinh dịch là dịch hỗn hợp do loạt chức năng có trong cơ quan sinh dục như ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, tuyến hoành niệu đạo sản xuất. Nó có thể sệt, chứa nhiều chất khác nhau như đường fructose, acid citric, ion calci... cung cấp dinh dưỡng để nuôi tinh binh.

"Cha nuôi" có độ kiềm cao?

Sai. Độ pH trung bình trong tinh dịch là 7,5 có nghĩa chỉ hơi mang tính kiềm. Độ kiềm xuất hiện sẽ trung hoà bớt độ pH axit có trong âm đạo, tạo môi trường an toàn cho tinh binh phóng nhanh vào trứng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

"Cha nuôi có khả năng đông nhẹ hoặc loãng?

Đúng. Các enzym đông đặc của tuyến tiền liệt tác dụng với fibronogen làm đông nhẹ tinh dịch, giúp tinh binh nằm sát tập trung ở cổ tử cung. Cách sau đó 20 phút, tinh dịch tiếp tục được làm loãng trở lại bởi enzym fibrinolysin (tuyến tiền liệt) kích thích sự di chuyển hoạt động của đội quân "tinh binh có đuôi" để "giáp lá cà với" trứng.

Tinh binh có thể sống trong âm đạo tối đa 24h?

Sai. Khi đang còn trong ống sinh tinh và ống dẫn tinh, tinh binh sống được vài tuần. Nhưng khi được phóng vào âm đạo, tuổi thọ của tinh trùng rút ngắn vào rất nhiều, xuống còn 24h và tối đa là 48h. Vì thế, nếu không gặp trứng ở thời điểm này, tinh trùng sẽ chết và tự tiêu.

Trung bình bao nhiêu tinh binh xuất thân mỗi lần?

Khoảng 40 đến 80 triệu quân, nhưng chỉ có duy nhất một "anh hùng" có thể vượt qua mọi khó khăn để ca khúc khải hoàn với trứng.

Theo Sành Điệu

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Điều gì quyết định “bản lĩnh phòng the” của nam giới? Tại sao bỗng dưng lại rối loạn cương dương? Làm sao để cải thiện “chuyện ấy”?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Cha mẹ bình thường sao sinh con mắc bệnh di truyền?

Có những cặp vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng khi sinh con lại mắc bệnh hiếm. Vì sao?

Cha mẹ bình thường sao sinh con mắc bệnh di truyền?

Sỏi bàng quang cũng khiến nam giới ‘trên bảo dưới không nghe’

Rối loạn cương dương là vấn đề phổ biến ở nam giới, đặc biệt khi tuổi tác gia tăng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các bệnh lý về đường tiểu dưới có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sỏi bàng quang cũng khiến nam giới ‘trên bảo dưới không nghe’

Huyết khối, đột quỵ sau uống thuốc tránh thai kéo dài, ai nguy cơ cao cần tránh?

Một số bệnh viện tiếp nhận điều trị nhiều người cấp cứu do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài bị huyết khối (cục máu đông), đột quỵ.

Huyết khối, đột quỵ sau uống thuốc tránh thai kéo dài, ai nguy cơ cao cần tránh?

Tránh thai - gánh nặng thầm lặng và sự vắng mặt của 'phái mạnh' trong kế hoạch hóa gia đình

Từ những nguy cơ tiềm ẩn về đột quỵ liên quan thuốc tránh thai được cảnh báo đến những xáo trộn về nội tiết tố và tâm lý, gánh nặng này đang đặt ra những câu hỏi về công bằng và trách nhiệm của cả hai giới. Phái mạnh cần san sẻ trách nhiệm này?

Tránh thai - gánh nặng thầm lặng và sự vắng mặt của 'phái mạnh' trong kế hoạch hóa gia đình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar