10/12/2011 05:17 GMT+7

Tình bạn già

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TT - Hai bà cụ già, ai cũng nghèo khó, cũng yếu như nhau, nhưng gắn với nhau như hình với bóng, đỡ đần nhau ở tuổi xế chiều.

Phóng to
Hai người bạn già vẫn sớm tối bên nhau - Ảnh: M.T.

Nhiều người ở cái xóm nhỏ nằm trên đường Huỳnh Văn Lũy, P.Hòa Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai đều biết và quý hoàn cảnh của hai bà cụ già cứ sớm tối lúi cúi bên nhau. Cả năm nay, bà Út (tên thật là Nguyễn Thị Châu) phải nằm suốt một chỗ. 30 năm trời mua ve chai của bà kết thúc cách đây đúng một năm khi trưa hôm ấy gánh ve chai đổ ập lên vai bà. Chân phải bị liệt, bà trở thành tàn phế. Bệnh tật, già yếu, không chồng, không con, ai cũng tưởng bà không sống nổi qua tuổi 85 này.

Đôi chân, đôi tay và cũng là người thân duy nhất với bà Út lúc này là bà Xạo. Bà Xạo tên thật là Trần Thị Xạo, năm nay đã 72 tuổi. Bà coi bà Út như người bạn từ khi hai người còn giúp đỡ, chia sẻ nhau cùng mưu sinh với gánh ve chai nặng vai lúc chiều về. Bây giờ bà Út nằm một chỗ, bà như đi nhiều hơn, nói nhiều hơn để “chị Út bớt buồn”.

Bà Xạo ở đầu hẻm, phòng trọ bà Út cuối hẻm. Người trong xóm mỗi khi nhác thấy bóng bà Xạo là biết ngay bà đang xách cà mên cơm hay trái cam vào thăm bà Út. Bà Xạo có gia đình, có người chồng nằm một chỗ phải chăm nhưng bà cố gắng thu xếp để “vào với chị Út”.

Buổi sáng bà Xạo đem bữa sáng vào rồi kể chuyện “thời sự” hôm nay cho bà Út nghe. Bà kể tường tận, chi tiết để dù bà Út có nghễnh tai vẫn nghe rõ. Rồi bà quét phòng, xếp lại tấm chăn, đổ bô nước tiểu, giặt cái áo... Xong việc bà lại hỏi: “Chị Út hôm nay thích ăn món gì tui nấu?”. Bà bảo: “Già rồi mà không ăn được là dễ đổ bệnh. Tui nấu thì chị ấy ăn mới được nhiều”.

Có con cái, gia đình nhưng bữa cơm của bà Xạo luôn là ở căn phòng của bà Út. “Đám con ở nhà đông đủ nên tui để chúng ăn với nhau, còn tui đem cơm vô ăn với chị Út cho chỉ vui” - bà Xạo trả lời gọn lỏn.

Biết bà Út hoàn cảnh khó khăn, người ta tới thăm cho quà. Lần nào bà Út cũng nhờ người đi kêu bà Xạo sang để bà giới thiệu với mọi người về người bạn già luôn bên mình. “Thấy vậy chứ người ta thuê bà một tháng chăm nuôi người bệnh 4 triệu đồng mà bà không nhận lời đó” - chị Trần Thị Hữu Hạnh, một người hàng xóm, kể về bà Xạo.

Có bận bà Út bệnh nặng phải nhập viện, người ta khuyên bà vào viện dưỡng lão. Bà khóc bảo: “Tui già rồi mà không cho tui ở với người thân của mình sao?”. Ai cũng thắc mắc, chỉ có bà Xạo im lặng đỡ bà về. “Tui nằm ở bệnh viện mà nhớ hàng xóm, nhớ bà Xạo, ở lại tui thấy bịnh càng nặng...”. Bà Út lại ngắt quãng câu nói, đôi mắt đầy vết chân chim ánh lên niềm hạnh phúc nhìn người bạn già.

Mời bạn đọc cộng tác với chuyên mục Khoảnh khắc cuộc sống thông qua email: [email protected].

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar