19/08/2023 06:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin tức thế giới 19-8: Mỹ, Nhật, Hàn phản đối Trung Quốc về Biển Đông

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông; gần 500.000 binh sĩ đã chết trong các cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine; Thái Lan công bố nghị trình bầu thủ tướng… là những tin tức đáng chú ý.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden, và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại cuộc họp báo chung ở cuộc gặp ba bên tại Trại David (Maryland, Mỹ) ngày 18-8 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden, và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại cuộc họp báo chung ở cuộc gặp ba bên tại Trại David (Maryland, Mỹ) ngày 18-8 - Ảnh: REUTERS

Vấn đề Trung Quốc xuất hiện trong các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 18-8.

Lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Biden, ông Yoon và ông Kishida đã có cuộc gặp ở Trại David, khu vực nghỉ ngơi của các tổng thống Mỹ tại bang Maryland.

Một trong những trọng tâm của cuộc gặp này là tìm kiếm sự gắn kết, thống nhất về các vấn đề cùng quan tâm trong mối quan hệ ba bên. Trung Quốc và Triều Tiên là hai cái tên được nhắc tới như những mối lo ngại của ba nước nêu trên.

Trong tuyên bố chung về cuộc gặp hôm 18-8, các nước Mỹ, Nhật, Hàn cam kết thúc đẩy tham vấn trong các cuộc khủng hoảng, cũng như phối hợp phản ứng trước các thách thức, khiêu khích và mối đe dọa trong khu vực vốn ảnh hưởng tới lợi ích của cả ba.

Theo Hãng tin Reuters, ngôn ngữ về Trung Quốc tỏ ra mạnh mẽ hơn dự đoán. Trong đó Mỹ, Nhật, Hàn lên án hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông.

"Liên quan tới hành vi nguy hiểm và hung hăng nhằm hỗ trợ cho các yêu sách trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông mà chúng tôi thấy gần đây, chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng tại các vùng biển ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", tuyên bố chung nêu.

Mỹ, Nhật, Hàn ký thỏa thuận hợp tác về an ninh

Trong cuộc gặp ở Trại David ngày 18-8, lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc công bố các thỏa thuận nhằm cải thiện hợp tác về phòng thủ tên lửa đạn đạo cũng như chia sẻ thông tin, đóng góp dữ liệu kinh tế - bao gồm hệ thống cảnh báo sớm đối với các gián đoạn trong chuỗi cung ứng, phối hợp an ninh quốc gia và các kế hoạch tập trận chung trong nhiều năm.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn tổ chức một cuộc gặp riêng biệt kiểu này. Trước đây, chủ yếu vì mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, các lãnh đạo của ba nước trên chủ yếu gặp gỡ riêng tại các diễn đàn quốc tế.

Mối quan tâm chung về Trung Quốc và Triều Tiên được cho là nguyên nhân chính thúc đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc tìm cách hòa giải, chấp nhận phối hợp tốt hơn, dù lâu nay họ đều là đồng minh của Mỹ.

Liên Hiệp Quốc phản đối quân đội đảo chính Niger

Hôm 18-8, người đứng đầu về vấn đề nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc khẳng định việc quân đội Niger truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum là không có cơ sở pháp lý.

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum - Ảnh: REUTERS

Ông Bazoum đã bị quân đội lật đổ trong vụ đảo chính hồi tháng trước. Các lãnh đạo phe đảo chính đã bác bỏ đề nghị đối thoại từ các quốc gia Tây Phi, đồng thời truy tố ông Bazoum về tội phản quốc.

"Quyết định (truy tố) này không chỉ xuất phát từ yếu tố chính trị chống lại một vị tổng thống được bầu cử dân chủ, mà còn không có cơ sở pháp lý khi chức năng bình thường của một thể chế dân chủ đã bị gác sang một bên", Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Turk viết trong một tuyên bố.

Gần 500.000 binh sĩ Nga, Ukraine thương vong

Hôm 18-8, tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết tổng số binh sĩ Nga và Ukraine chết hoặc bị thương kể từ tháng 2-2022 đang gần mốc 500.000 người.

Tháng 2-2022 là thời điểm Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Tính toán từ phía Mỹ cho thấy số binh sĩ Nga thương vong đã gần 300.000 người, bao gồm 120.000 người chết và khoảng 170.000 - 180.000 người bị thương. Tương ứng, phía Ukraine chết 70.000 người và 100.000 - 120.000 người bị thương. Đây là những con số khác với thông tin từ Nga và Ukraine.

Triều Tiên điều máy bay sau khi Mỹ "xâm nhập"

Ngày 18-8, Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời quân đội cho biết đã điều động một máy bay sau khi máy bay do thám Mỹ xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Triều Tiên ngoài khơi bờ biển phía đông.

Theo KCNA, vụ việc xảy ra vào ngày 17-8 trên là "một hành động quân sự khiêu khích nguy hiểm", và phía Triều Tiên đã cân nhắc các biện pháp chống xâm nhập.

Chủ tịch Quốc hội Thái Lan công bố nghị trình bầu thủ tướng tuần tới

Chiều 18-8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha cho biết phiên họp chung của Quốc hội để bầu thủ tướng mới sẽ được bắt đầu lúc 10h sáng 22-8.

Phiên họp sẽ dành 5 giờ cho các đại biểu thảo luận, trong đó 2 giờ cho các thượng nghị sĩ và 3 giờ cho các nghị sĩ. Cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến được tiến hành vào khoảng 15h và kết thúc vào 17h30 cùng ngày.

Nghị trình phiên họp bầu thủ tướng sắp tới được nhất trí sau cuộc họp chiều 18-8 giữa ông Wan Muhamad cùng các đại diện Thượng viện và đại diện các chính đảng trong Hạ viện Thái Lan.

Ông Wan Muhamad cũng cho biết nếu không có diễn biến bất ngờ nào vào phút chót, Đảng Pheu Thai đứng đầu liên minh với nỗ lực thành lập một chính phủ mới sẽ đề cử ông Srettha Thavisin - cựu giám đốc điều hành của Công ty phát triển bất động sản Sansiri Plc - vào vị trí thủ tướng để Quốc hội bầu chọn.

Vượt eo biển Anh

Một thành viên của Tổ chức từ thiện RNLI bồng một em bé nhập cư ở một bờ biển thuộc hạt Kent, đông nam nước Anh vào ngày 16-8. Theo các số liệu chính thức mới nhất, hơn 100.000 người nhập cư đã đặt chân đến nước Anh bằng cách vượt eo biển Anh từ Pháp kể từ năm 2018 - Ảnh: AFP

Một thành viên của Tổ chức từ thiện RNLI bồng một em bé nhập cư ở một bờ biển thuộc hạt Kent, đông nam nước Anh vào ngày 16-8. Theo các số liệu chính thức mới nhất, hơn 100.000 người nhập cư đã đặt chân đến nước Anh bằng cách vượt eo biển Anh từ Pháp kể từ năm 2018 - Ảnh: AFP

Quan chức NATO nhận sai lầm sau khi đề xuất Ukraine nhượng lãnh thổ

Ông Stian Jenssen, chánh văn phòng của tổng thư ký NATO, ngày 16-8 thừa nhận sai lầm khi đề xuất Ukraine nên nhượng lãnh thổ để trở thành thành viên trong liên minh quân sự này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar