31/10/2022 06:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin thế giới 31-10: Seoul có thể là 'khu vực thảm họa'; Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Chính quyền Seoul muốn tuyên bố thảm họa trên toàn thành phố; Ông Luiz Inacio Lula da Silva dẫn đầu bầu cử Tổng thống Brazil; Nga đặt điều kiện để đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 31-10.

Tin thế giới 31-10: Seoul có thể là khu vực thảm họa; Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine - Ảnh 1.

Nhiều người đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ giẫm đạp ở Seoul, Hàn Quốc ngày 30-10 - Ảnh: REUTERS

Seoul có thể trở thành khu vực thảm họa. Ngày 30-10, thị trưởng Oh Se Hoon của Seoul cho biết ông sẽ thảo luận với chính quyền trung ương về việc chỉ thị toàn bộ thủ đô của Hàn Quốc là vùng thảm họa để tiến hành các chương trình hỗ trợ sau thảm kịch giẫm đạp tại lễ hội Halloween khiến 153 người thiệt mạng.

"Chúng tôi sẽ bàn thêm nhưng phải có cách để hỗ trợ cả những người không phải là dân ở Seoul khi toàn bộ thủ đô trở thành vùng thảm họa đặc biệt", ông Oh nói. Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tuyên bố quận trung tâm Yongsan của Seoul là vùng thảm họa. 

Thị trưởng Seoul cho biết thành phố ra sức giúp đỡ các nạn nhân và gia đình. "Xử lý các vấn đề sau thảm họa rất quan trọng. Tôi sẽ đảm bảo không có gì bất tiện trong việc tổ chức đám tang và giúp những người bị thương không gặp khó khăn trong điều trị và phục hồi", Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Oh cam kết.

Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva dẫn đầu vòng bỏ phiếu bầu tổng thống Brazil. Theo Hãng tin Reuters, với 95% phiếu bầu được kiểm, ông Lula nhận được 50,7% phiếu, vượt qua Tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro với 49,3% phiếu. Trước đó, cuộc đua về đích rất sít sao và vẫn còn một lượng lớn phiếu chưa được kiểm ở bang thế mạnh của ông Bolsonaro là Sao Paulo.

Tin thế giới 31-10: Seoul có thể là khu vực thảm họa; Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine - Ảnh 3.

Các cử tri đổ ra đường chờ kết quả bỏ phiếu tại thủ đô Brasilia, Brazil ngày 30-10 - Ảnh: REUTERS

Người dân Brazil đang chờ đợi kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 30-10 sau nhiều cáo buộc về "chiến dịch bẩn", như cảnh sát chặn đường ngăn cử tri đi bỏ phiếu. 

Cuộc bỏ phiếu được đánh giá như cuộc trưng cầu ý dân về tầm nhìn của đất nước, trong đó ông Lula cam kết sẽ có trách nhiệm về môi trường và xã hội hơn sau những chính sách tranh cãi về đối phó với COVID-19 và phá rừng Amazon dưới thời ông Bolsonaro.

Số nạn nhân vụ sập cầu Ấn Độ tăng lên 91. Đài NDTV của Ấn Độ cập nhật số nạn nhân trong vụ sập cầu treo bắc qua sông Machhu ở thị trấn Morbi, Gujarat, Ấn Độ lên 91 người. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm khoảng 100 người mất tích dưới sông. Cây cầu dài 230m, được xây dựng dưới thời cai trị của Anh vào thế kỷ 19, bị sập tối 30-10 khi khoảng 500 người đang đi bộ trên cầu.

Cầu mới mở cửa trở lại vài ngày trước sau gần bảy tháng bị đóng cửa để tu sửa. Tuy nhiên, chính quyền địa phương nói rằng họ vẫn chưa phê duyệt chứng nhận về độ an toàn của cây cầu mới tu sửa. Chính phủ Ấn Độ đã thành lập một đội gồm năm thành viên để tiến hành điều tra về thảm họa này.

Tin thế giới 31-10: Seoul có thể là khu vực thảm họa; Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine - Ảnh 4.

Những người sống sót bám trên cây cầu ở Ấn Độ khi nó bị sập ngày 30-10 - Ảnh: REUTERS

Nga nói phải đàm phán với Mỹ trước về vấn đề Ukraine. Ngày 30-10, người phát ngôn Điện Kremlin của Nga nói rằng Matxcơva sẵn sàng đàm phán về Ukraine, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào với Kiev cũng có thể bị phương Tây bác bỏ. Điều này có nghĩa là nên đàm phán trước tiên với Mỹ. 

"Tất nhiên là Washington nắm lá phiếu quyết định. Vì vậy, không thể thảo luận bất cứ điều gì với Kiev", người phát ngôn Dmitry Peskov nói trên kênh Rossiya-1, cho rằng các nỗ lực ngoại giao hồi tháng 3-2022 đã bị thất bại vì tác động từ phương Tây. 

Ông Peskov đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích của nước này và sẽ không cho phép bất kỳ nhân tố nào chi phối.

Ông Peskov cũng đề xuất rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể tổ chức các cuộc đàm phán nếu Washington nghiêm túc với những lo ngại về an ninh được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra trong dự thảo các tài liệu về đảm bảo an ninh được công bố vào giữa tháng 12-2021 trước cuộc xung đột với Ukraine.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định giới lãnh đạo Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, vẫn sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine với phương Tây. Đáp lại, cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng không có chỗ cho Nga trên bàn đàm phán với Mỹ.

Ukraine đổ lỗi cho Nga về việc không thể thực hiện thỏa thuận ngũ cốc. Ngày 30-10, Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine, ông Oleksandr Kubrakov, nói rằng một chiếc tàu chở 40 tấn ngũ cốc của nước này không thể rời cảng do bị Nga phong tỏa sau khi Matxcơva rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. 

Trước đó, ngày 29-10, Nga tuyên bố ngừng thỏa thuận với Ukraine với cáo buộc Kiev sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, thành phố lớn nhất trên bán đảo Crimea, ngày 29-10.

Liên Hiệp Quốc cho biết đã thống nhất với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine về kế hoạch cho phép 16 tàu di chuyển trên vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ và cho kiểm tra 40 tàu xuất cảnh vào ngày 31-10. Nga đã được thông báo về việc này.

Đức đặt điều kiện cho các công ty hưởng lợi từ việc "phanh" giá khí đốt. Hãng tin Reuters dẫn các nguồn cho hay Chính phủ Đức có thể yêu cầu các công ty muốn được hưởng lợi từ kế hoạch kiềm chế giá khí đốt phải đáp ứng một số điều kiện, như không được chuyển ra nước ngoài hoặc duy trì 90% việc làm. Những công ty vi phạm sẽ buộc phải hoàn trả khoản chênh lệch giá cho chính phủ.

Ủy ban các chuyên gia đã bắt đầu thảo luận các điều kiện dành cho doanh nghiệp từ cuối tuần trước và dự kiến chính phủ sẽ chấp nhận các thỏa thuận này. Tháng trước, Berlin đã công bố gói giải cứu năng lượng, bao gồm khống chế giá khí đốt và cắt giảm thuế kinh doanh nhiên liệu để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Đức, trước đó đã bác bỏ kế hoạch của châu Âu nhằm đặt giá trần cho năng lượng, khẳng định kế hoạch quốc gia này có lợi cho cả châu Âu khi giúp vực dậy nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Tin thế giới 30-10: Tướng Iran kêu gọi người dân 'đừng đối đầu'; Na Uy bắt gián điệp Nga

TTO - Lần đầu tiên lãnh đạo Vệ binh Iran lên tiếng về biểu tình; Một "nhà nghiên cứu người Brazil' bị Na Uy bắt giữ; Điện thoại cựu thủ tướng Anh Liz Truss bị hack; Nga và Ukraine trao đổi 50 tù binh... là các tin tức thế giới đáng chú ý sáng 30-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar