28/10/2021 07:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm

L.ANH - X.MAI - TTXVN
L.ANH - X.MAI - TTXVN

TTO - Theo báo cáo của Bộ Y tế, những ngày vừa qua có 381.000 người di chuyển từ các tỉnh thành có dịch ở khu vực phía Nam, đã lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 363.400 người và ghi nhận 6.222 người dương tính, trong đó nhiều người đã tiêm vắc xin.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 1.

Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các địa phương cho biết gặp khó trong áp dụng các biện pháp quản lý người trở về từ tỉnh có nguy cơ dịch cấp 1 (xanh), cấp 2 (vàng) nhưng lại cư trú ở xã, phường có nguy cơ dịch cấp 3 (cam), cấp 4 (đỏ).

Một số tỉnh thành bắt đầu đề nghị hoặc lại áp dụng các biện pháp chặt hơn, vượt quy định chung của Bộ Y tế và nghị quyết 128 của Chính phủ, như yêu cầu kết quả xét nghiệm PCR, cách ly người đến từ các tỉnh đang ghi nhận ca mắc COVID-19...

Đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc COVID-19, nhưng biểu hiện bệnh nhẹ

Đến hết ngày 25-10, 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã được phân bổ 48,2 triệu liều vắc xin COVID-19, chiếm 49% số vắc xin được phân bổ trên cả nước. Có 5/19 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin đạt trên 95% là TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Bình Dương.

Tuy nhiên, vẫn còn 9/19 tỉnh có tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 1 dưới 70% là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có yêu cầu trong 2-3 tuần tới, các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực Tây Nam Bộ, khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin COVID-19, nhanh chóng bao phủ vắc xin mũi 1, tiếp tục tiêm mũi 2.

Bộ Y tế cho biết khi vắc xin COVID-19 về sẽ tiếp tục phân bổ bảo đảm tiêm bao phủ 2 mũi cho toàn bộ các tỉnh thành phía Nam. Về cơ bản, khi các địa phương đã đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin mũi 1, bắt đầu sinh kháng thể ở người được tiêm, hoặc bắt đầu tiêm vắc xin mũi 2 thì kể cả có ca nhiễm vẫn khống chế được tốc độ lây.

Khảo sát của Sở Y tế Bình Dương cho thấy những người tiêm 1 mũi vắc xin đã sinh kháng thể nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19 thì rất ít trường hợp phải thở oxy, người đã tiêm 2 mũi vắc xin hầu như không diễn biến nặng nếu nhiễm COVID-19.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 3.

Các em học sinh được tiêm vắc xin sáng 27-10 - Ảnh: T.T.D.

TP.HCM bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ trên diện rộng từ 28-10

Từ hôm nay 28-10, nhiều quận, huyện trong TP sẽ đồng loạt triển khai tiêm vắc xin cho trẻ trong điều kiện phải đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. Dự kiến chiều cùng ngày, Sở Y tế tiếp tục tổ chức họp trực tuyến về chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn TP.

Trong ngày đầu tiên (27-10), TP.HCM triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 1.688 học sinh tại Trường tiểu học Thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi) và Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), tối cùng ngày Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho biết tất cả đều an toàn, chưa ghi nhận học sinh nào gặp sự cố bất lợi sau tiêm.

Tại Trường tiểu học Thị trấn Củ Chi có 8 em hoãn tiêm: 3 em mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng trước, 4 em có bệnh nền và 1 em có tiền sử phản vệ. Còn tại Trường THPT Lương Thế Vinh có 2 em hoãn tiêm vì đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 4.

Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ca nhiễm COVID-19 ở TP.HCM tăng nhẹ những ngày gần đây

Số ca nhiễm COVID-19 mới tại TP.HCM trong những ngày gần đây có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn giảm rất nhiều so với thời điểm đỉnh dịch (8.510 ca vào ngày 3-8). Cụ thể, trong ngày 25-10, TP.HCM ghi nhận 969 ca nhiễm COVID-19 và giảm xuống còn 783 ca vào ngày 26-10, tuy nhiên đến ngày 27-10 lại tăng lên 1.140 ca.

TP.HCM đang áp dụng quy trình phát hiện và xử lý F0 trong cộng đồng trong tình hình mới. Khi ghi nhận ca dương tính, địa phương đánh giá ngay tình hình thực tế để khoanh vùng, đồng thời xét nghiệm nhanh ngay để đánh giá mức độ dịch, từ đó quyết định phạm vi khoanh vùng hẹp nhất có thể.

Từ đợt dịch thứ 4 (ngày 27-4) đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 424.596 ca COVID-19 được Bộ Y tế công bố. TP đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội từ ngày 1-10 và hiện đang ở cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình).

Bắt đầu từ hôm nay 28-10, các hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống chính thức được phục vụ tại chỗ và phải đảm bảo các điều kiện hoạt động.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 5.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 lưu động tại thủ đô London, Anh - Ảnh: REUTERS

Mỹ, Ấn Độ và Brazil có số ca COVID-19 cao nhất thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27-10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 245.548.901 ca COVID-19, trong đó có 4.983.723 ca tử vong. Hiện có 222.553.453 người đã khỏi bệnh. Trong số 18.011.725 ca đang điều trị, có 75.614 ca đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là hơn 46,5 triệu ca, hơn 34,2 triệu ca và hơn 21,7 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Mỹ đứng đầu thế giới với 760.080 ca, tiếp đó là Brazil với 606.293 ca và Ấn Độ với 456.354 ca.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 6.

Một nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vắc xin COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia - Ảnh: REUTERS

Campuchia xem xét mở cửa hoàn toàn

Tại châu Á, Lào vẫn ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao với 733 ca mắc mới, trong đó có tới 731 ca cộng đồng ghi nhận tại 12 tỉnh, thành; đến nay, tổng số ca tại Lào là 37.751 ca. Có thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 59 ca.

Campuchia cho biết nước này có 111 ca mắc mới, trong đó có 11 ca nhập cảnh, thêm 7 ca tử vong, trong đó có 6 ca chưa tiêm vắc xin COVID-19. Sau 27 ngày "bình thường mới" với số ca mắc mới ở mức thấp và hiện ở mức hơn 100 ca/ngày, Campuchia đang xem xét mở cửa hoàn toàn nền kinh tế - xã hội.

Hàn Quốc cho biết bắt đầu từ tháng 11 tới, các sân bay cả nước sẽ tái khởi động các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tỉ lệ tiêm chủng tăng cao. Người nước ngoài và người Hàn Quốc ở nước ngoài có thể sử dụng các chuyến bay quốc tế nếu đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin của các hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson 2 tuần trước thời điểm bay.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 7.

Singapore ghi nhận 5.324 ca COVID-19 mới vào ngày 27-10 - Ảnh: REUTERS

Nga nghỉ làm, ca nhiễm vẫn tăng cao

Tại châu Âu, Anh ghi nhận 43.941 ca nhiễm mới và 207 ca tử vong. Các nước khu vực Đông Âu chứng kiến số ca mắc và tử vong tăng vọt. Hungary ghi nhận 3.125 ca mắc mới, mức tăng hằng ngày cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 4. Số ca tử vong tại Hungary đã lên tới 30.647 ca.

CH Czech ghi nhận 6.274 ca mắc mới, tăng gần gấp đôi trong một tuần, số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng lên 1.146 ca tính đến ngày 26-10, có 166 ca phải điều trị tích cực.

Nga thông báo có thêm 1.123 ca tử vong, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát, thêm 36.582 ca mắc mới, trong đó có 5.789 ca ở thủ đô Matxcơva.

Đức mong muốn chấm dứt "tình trạng khẩn cấp", được áp đặt từ tháng 3-2020 để phòng, chống đại dịch COVID-19, vào tháng 11 tới. Thay vì các biện pháp khẩn cấp này, chính quyền các bang có quyền tự đưa ra một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm - Ảnh 8.

Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Mike Ryan - Ảnh: AFP

WHO nhận định dịch còn lâu mới hết

Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định mặc dù nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc".

Tuyên bố của ủy ban trên nêu rõ việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS-CoV-2.

Ủy ban cũng cho biết đại dịch kéo dài đang khiến tình trạng khẩn cấp nhân đạo, di cư ồ ạt và các cuộc khủng hoảng khác trở nên phức tạp hơn. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Tin COVID-19 chiều 27-10: Cả nước 4.411 ca mới, vượt 900.000 ca

TTO - Bản tin chiều tối nay 27-10 của Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 4.411 ca mắc COVID-19 mới. TP.HCM, Bạc Liêu, Sóc Trăng tăng số mắc so với 1 ngày trước đó, số ca mắc cả nước vượt 900.000 ca.

L.ANH - X.MAI - TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại Hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar