21/12/2021 07:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng

L.ANH - X.MAI - TTXVN
L.ANH - X.MAI - TTXVN

TTO - Báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho biết mặc dù số ca mắc COVID-19 mới, số tử vong vẫn đang tăng, nhưng đã có những tín hiệu cho thấy kiềm chế được phần nào tốc độ gia tăng.

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 kiểm tra thông tin, điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo báo cáo này, ngày 20-12 ghi nhận 13.610 ca COVID-19 mới, giảm hơn hẳn so với các ngày trước đó. So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới giảm 18,8%, số ca tử vong giảm 11%, số ca đang điều trị giảm 163%, số ca nặng giảm 5,1%.

So sánh tuần này với tuần trước, mặc dù các chỉ số đều tăng nhưng mức tăng thấp hơn các tuần gần đây. Cụ thể, số mắc mới tăng 2,6%, số tử vong tăng 9,2%, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 0,7%, số ca nặng, nguy kịch tăng 6,2%.

Hiện toàn quốc có trên 269.130 ca dương tính đang theo dõi, điều trị, trong số này có 232.547 ca theo dõi, điều trị tại nhà, 13.796 ca theo dõi, điều trị tại khu cách ly, 110.485 người đang điều trị tại 924 bệnh viện, trong đó có 7.380 ca nặng phải thở oxy, thở máy.

Tại TP.HCM, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 24 giờ (từ 16h ngày 19-12 đến 16h ngày 20-12) TP.HCM ghi nhận 687 ca, thấp hơn 7 địa phương Hà Nội (1.612 ca), Bến Tre (985), Cà Mau (967), Tây Ninh (947), Đồng Tháp (786), Cần Thơ (773) và Khánh Hòa (709).

Đây được xem là ngày đầu tiên sau nhiều tháng qua TP.HCM ghi nhận số ca mắc mới thấp hơn nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Dù ca mắc mới giảm nhưng số ca tử vong trong ngày 20-12 vẫn ở mức rất cao với 56 ca, trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến. Tổng số tử vong cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay tại TP là 19.494 người. Như vậy tỉ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm tại TP là 3,9% và cao hơn cả nước (tỉ lệ tử vong cả nước chiếm 2% so với tổng số ca nhiễm).

Trong buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM chiều 20-12, chánh văn phòng Sở Y tế TP Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin qua khảo sát cắt ngang, các ca tử vong do COVID-19 đa phần trên 65 tuổi và có bệnh nền. 

Qua phân tích 151 trường hợp có 51% chưa tiêm vắc xin. Riêng đối với 24% trường hợp tử vong đã tiêm đủ 2 mũi, kết quả ghi nhận các trường hợp này có bệnh lý nền rất nặng.

Hiện TP đang điều trị 10.463 bệnh nhân, trong đó có 313 trẻ em dưới 16 tuổi, 462 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 19-12 có 674 bệnh nhân nhập viện, 817 bệnh nhân xuất viện, 56 trường hợp tử vong trong ngày.

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng - Ảnh 2.

Tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM sáng 23-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM đã ghi nhận 34 F0 tại trường học

Ông Trịnh Duy Trọng - trưởng phòng chính trị - tư tưởng, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - cho biết đến nay, TP đã ghi nhận 34 F0 tại trường học, trong đó có 4 giáo viên, 3 nhân viên, 27 học sinh. Tất cả đều được các cơ sở giáo dục triển khai phòng dịch, ngăn lây nhiễm theo đúng quy định.

Trước việc giáo viên chia đôi giờ dạy, chạy luân phiên giữa 2 lớp, ông Trọng cho hay, trong quá trình phòng chống dịch, việc tách đôi lớp khiến việc dạy học gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy. 

Tuy nhiên, trong điều kiện TP ưu tiên thích ứng với dịch bệnh khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục sẽ khắc phục những khó khăn này, hướng đến dần trở lại tổ chức dạy học bình thường.

Riêng hoạt động dạy và học, theo phó chủ tịch UBND quận 10, hoạt động này vẫn triển khai theo quy định của Sở Y tế và Sở Giáo dục và đào tạo TP. Việc tổ chức các lớp học được thực hiện nghiêm cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Triển khai ứng dụng y, dược cổ truyền trong phòng, chống dịch

Ngày 20-12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo Báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y, dược cổ truyền trong phòng, chống dịch COVID-19.

Để có cơ sở ứng dụng y, dược cổ truyền vào phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Tuyên đề nghị Cục Y, dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và các đơn vị liên quan xây dựng đề cương nghiên cứu, đưa ra các minh chứng, số liệu cụ thể, trình Bộ Y tế phê duyệt khẩn trong điều kiện "chống dịch như chống giặc".

Ông Tuyên cũng nhấn mạnh đến việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi bệnh nhân đang điều trị ở nhà, đồng thời sử dụng truyền thông hiệu quả trong việc tuyên truyền về vận dụng y học cổ truyền trong điều trị COVID-19, những bài thuốc đã được tổng hợp có tác dụng phòng, chống COVID-19 để người dân hiểu và sẵn sàng áp dụng, sử dụng.

Cục Y, dược cổ truyền cần tổ chức tập huấn, cập nhật các bài thuốc hay cổ truyền để cán bộ y tế, người dân biết và sử dụng để phòng, chống COVID-19.

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng - Ảnh 4.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường 11, quận Bình Thạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc điều trị COVID-19

Ngày 20-12, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc.

Cục Quản lý dược cho biết, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để ứng phó linh hoạt trong điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ Y tế đang tiếp tục xem xét, phê duyệt các thuốc và phác đồ điều trị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng, chống dịch.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, Cục Quản lý dược đề nghị 63 sở y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên thị trường trong giai đoạn dịch COVID-19. 

- Tăng cường việc lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường, chú trọng việc lấy mẫu đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc kháng virus trong điều trị COVID-19 bao gồm các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir... 

- Sử dụng trong các chương trình nghiên cứu, thử thuốc trên lâm sàng trong điều trị COVID-19 theo các phác đồ của Bộ Y tế phê duyệt.

Tin sáng 21-12: Cả nước đang điều trị trên 269.130 ca COVID-19, có 7.380 ca nặng - Ảnh 5.

Nhiều địa điểm tại Hà Nội bị phong tỏa vì phát hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh thành 

Hà Nội tối 20-12 thông tin 24 giờ qua ghi nhận thêm 1.641 ca COVID-19 mới, trong đó có 406 ca cộng đồng, khu cách ly (1.021), khu phong tỏa (214). Quận Ba Đình, Long Biên dẫn đầu với hơn 300 ca. Cộng dồn đợt dịch 4 đến nay là 28.694 ca, trong đó số ca cộng đồng là 10.671. 

Tới hết ngày 19-12, có hơn 13.600 bệnh nhân COVID-19 ở thủ đô đang điều trị, trong đó có 85 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, 178 ca đang điều trị ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (cơ sở Hoàng Mai).

29 bệnh viện của Hà Nội (bao gồm bệnh viện tầng 3 và bệnh viện tầng 2) điều trị hơn 2.100 bệnh nhân. 4 cơ sở thu dung điều trị thành phố (cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; cơ sở điều trị Thượng Thanh; cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp) đang điều trị hơn 2.800 người. 

- Từ ngày 5-10 đến sáng 20-12, tỉnh Sơn La phát hiện 412 ca COVID-19 là người trở về từ các tỉnh đang có dịch, huyện Mộc Châu 165 ca mắc, thị trấn Nông Trường Mộc Châu dịch đang ở cấp độ 3. Tính đến sáng 20-12, Sơn La có 17.809 người được theo dõi, cách ly. Tỉnh đã tiêm vắc xin COVID-19 được 1.146.248 mũi cho người dân từ 18 tuổi trở lên và 88.390 mũi cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.

- Đến ngày 20-12, Đồng Tháp đã thực hiện tiêm 1.236.067 liều vắc xin COVID-19 mũi 1 (đạt 99,27%); mũi 2 là 1.093.740 liều (đạt 87,84%) người từ 18 tuổi trở lên. Người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 là 155.277 liều (đạt 97,06%); mũi 2 là 97.763 liều (đạt 61,11%). Ngày 20-12, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 786 ca COVID-19. Tỉnh đang điều trị 9.940 ca, trong đó có 6.088 ca điều trị tại nhà, nơi cư trú. Số bệnh nhân hoàn thành điều trị 540 ca; có 8 ca tử vong trong ngày.

- Liên tiếp từ ngày 14-12 đến nay, mỗi ngày tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19; số ca phát hiện trong cộng đồng tăng nhanh. Riêng ngày 19-12, tỉnh ghi nhận 1.345 ca COVID-19, trong đó 1.260 ca cộng đồng.

Tin COVID-19 chiều 20-12: Cả nước 14.977 ca, Hà Nội đứng đầu với 1.612

TTO - Tính từ 16h ngày 19-12 đến 16h ngày 20-12, cả nước ghi nhận 14.977 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 14.966 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.127 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 9.000 ca trong cộng đồng).

L.ANH - X.MAI - TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: covid-19 Vắc xin

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar