28/04/2025 17:01 GMT+7

Tín hữu Công giáo kêu gọi phong Thánh cho cố Giáo hoàng Francis

Tín hữu Công giáo trên khắp thế giới đang đồng lòng kêu gọi phong Thánh cho cố Giáo hoàng Francis - 'người cha' nhân lành của những phận đời bé mọn.

Tín hữu Công giáo kêu gọi phong Thánh cho cố Giáo hoàng Francis - Ảnh 1.

Tấm bảng lớn với dòng chữ "Santo Subito" ("Hãy phong Thánh ngay lập tức") thể hiện khát vọng phong Thánh cho cố Giáo hoàng Francis tại tang lễ của Ngài - Ảnh: AFP

Tại Thánh lễ an táng cố Giáo hoàng Francis vào cuối tuần qua, những tiếng hô vang "Santo Subito" ("Hãy phong Thánh ngay lập tức") đã vang lên khắp quảng trường Thánh Peter, gợi nhớ lại hình ảnh cảm động tương tự trong tang lễ của cố Giáo hoàng John Paul II năm 2005.

Đối với rất nhiều người, Giáo hoàng Francis đã từ lâu được coi như một vị Thánh bởi thuở sinh thời, Ngài nổi tiếng với đời sống khiêm nhường, giản dị và lòng yêu thương vô bờ đối với mọi người, đặc biệt là người nghèo, người bị bỏ rơi, tù nhân và người đồng tính.

Tuy nhiên theo quy định của Giáo hội, tiến trình phong Thánh cho cố Giáo hoàng người Argentina sẽ mất rất nhiều năm, ngoại trừ trường hợp Giáo hoàng đương nhiệm cho phép rút ngắn.

Vào tháng 4-2005, cố Giáo hoàng Benedict XVI đã chấp thuận miễn chuẩn quy định chờ 5 năm sau khi qua đời mới có thể mở án phong chân phước và tuyên Thánh cho cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhưng tiến trình phong Thánh cho Ngài cũng kéo dài đến chín năm.

Một hành trình dài đến ngày phong Thánh

Thông thường, ít nhất năm năm sau khi một người qua đời, giáo phận nơi người đó từ trần sẽ gửi hồ sơ tường trình về đời sống và nhân đức của họ lên Vatican để xin phép mở “án phong Thánh” (The Cause for Canonization).

Nếu hồ sơ được chấp thuận, Bộ Phong Thánh (Dicastery for the Causes of Saints) của Vatican sẽ ban hành sắc lệnh "Nihil Obstat”, nghĩa là không có gì ngăn trở, và cho phép giáo phận địa phương chính thức mở án phong Thánh.

Ở giai đoạn đầu, người quá cố được phong danh hiệu "Tôi Tớ Chúa" (Servant of God).

Tiếp đó, giáo phận sẽ tiến hành điều tra sâu rộng về đời sống, các nhân đức và sự hy sinh của họ cho cộng đồng, cũng như đức tin trước khi gửi kết quả về Vatican.

Nếu các bằng chứng được xác thực, Vatican sẽ tuyên phong họ là "Đấng Đáng Kính" (Venerable). Để tiến tới bước kế tiếp, một phép lạ phải được xác nhận. Phép lạ này có thể là một sự chữa lành kỳ diệu, không thể giải thích bằng y học hoặc khoa học.

Sau khi phép lạ được công nhận, Giáo hoàng đương nhiệm sẽ tuyên phong ứng viên thành Chân Phước (Blessed). Để được phong Thánh, Chân Phước cần có thêm một phép lạ thứ hai được Giáo hội chính thức công nhận.

Dù tiến trình phong Thánh cần thời gian dài và nhiều bước xét duyệt chặt chẽ nhưng trong trái tim của hàng triệu người, cố Giáo hoàng Francis đã là một vị Thánh - vị Thánh của lòng nhân ái, của sự đơn sơ, giản dị và của những mảnh đời bé nhỏ giữa thế giới rộng lớn.

Các vị Giáo hoàng được phong Thánh trong lịch sử

Trong giai đoạn sơ khai của Giáo hội Công giáo, bắt đầu từ Thánh Peter - vị Giáo hoàng đầu tiên, hầu hết các Giáo hoàng đều được phong Thánh sau khi qua đời. Trong 50 vị Giáo hoàng đầu tiên, có đến 48 vị được tôn phong, phần lớn vì đã tử đạo, hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin Công giáo.

Tuy nhiên từ thời Trung cổ trở đi, việc phong Thánh cho các Giáo hoàng trở nên hiếm hoi hơn do những biến động chính trị và các tranh cãi nội bộ trong giáo hội.

Cho đến nay, trong tổng số 266 Giáo hoàng, chỉ có 83 vị được tuyên Thánh.

Những Giáo hoàng gần đây được phong Thánh là cố Giáo hoàng John XXIII và cố Giáo hoàng John Paul II, đều được phong Thánh vào năm 2014.

Giáo hoàng Francis phong nhiều vị Thánh nhất lịch sử

Suốt chiều dài hơn 2.000 năm của Giáo hội Công giáo La Mã, cố Giáo hoàng Francis là vị Giáo hoàng phong Thánh cho nhiều người nhất.

Cụ thể suốt 12 năm tại vị, Ngài đã tuyên chức Thánh cho 942 vị, trong đó có những nhân vật nổi bật của thế giới như cố Giáo hoàng John XXIII, cố Giáo hoàng John Paul II và Thánh Teresa thành Calcutta, hay còn được biết đến là Mẹ Terasa.

Một trong những lý do giải thích vì sao cố Giáo hoàng lại có thể phong Thánh nhiều kỷ lục như vậy xuất phát từ quyết định phong Thánh tập thể cho 813 vị bị đế quốc Ottoman xử tử tại thị trấn cổ Otranto (Ý) vào năm 1480 và 120 vị tử đạo khác ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Giáo hoàng Francis cũng đơn giản hóa các thủ tục phong Thánh, nới lỏng tiến trình điều tra và chứng minh phép lạ.

Với tấm lòng bao dung và tinh thần nhấn mạnh lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo hoàng Francis đã mở rộng cánh cửa phong Thánh cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, từ những tu sĩ đến những giáo dân âm thầm hy sinh trong cuộc sống thường nhật.

Ngài cũng đã phong Thánh cho nhiều người đến từ các châu lục khác ngoài châu Âu như châu Phi, châu Á. Điều này giúp giáo hội tiến gần hơn với xã hội và với những con người nhỏ bé, khiêm nhường.

Giáo hoàng và triết lý về nhân phẩm

TTCT - Cuối cùng thì Giáo hoàng Francisco cũng đã dự thánh lễ Phục sinh, ngồi trên xe lăn cùng với khoảng 40.000 giáo dân tề tựu trong quảng trường Thánh Peter, rồi chia tay thế gian ngày hôm sau, ngày thứ hai Phục sinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar