10/01/2019 10:40 GMT+7

Tín hiệu tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc ngày 9-1. Hai bên đã rút ngắn khác biệt trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hàng nông nghiệp nhưng vẫn còn bất đồng ở các vấn đề hóc búa hơn.

Tín hiệu tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Một nhà máy sản xuất dầu đậu nành tại Trung Quốc. Bắc Kinh vừa nhập một lượng lớn đậu nành của Mỹ để xoa dịu Washington - Ảnh: REUTERS

Tôi nghĩ khả năng rất cao đạt được thỏa thuận và tôi đã nghe được những lời rất khích lệ

Giám đốc điều hành Tim Cook của Apple nói trên CNBC

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc kéo dài đàm phán cho thấy hai bên rất nghiêm túc và Bắc Kinh sẽ đưa ra tuyên bố sau về đợt đàm phán này.

Đi đúng hướng

Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Mỹ Ted McKinney, một thành viên của đoàn đàm phán, cho biết các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng. "Đó là một cuộc đàm phán có lợi cho Mỹ" - ông McKinney nói. 

Cuộc đàm phán xuất hiện những dấu hiệu tiến triển trong các vấn đề, như thu mua nông sản Mỹ, các mặt hàng năng lượng và tăng cường tiếp cận thị trường Trung Quốc, theo Reuters. Trước đó, Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross lạc quan rằng hai bên có cơ hội để đạt được thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ trên Twitter cũng mô tả cuộc đàm phán với Trung Quốc "diễn ra rất tốt đẹp". Bloomberg đưa tin tổng thống Mỹ đang rất cần một thỏa thuận để thúc đẩy thị trường chứng khoán. 

"Ông ấy nói rằng mình sẵn sàng lập thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên dù nhấn mạnh rằng sự trì trệ kinh tế và thị trường chứng khoán suy giảm của Trung Quốc cho thấy nước này muốn có kết quả nhanh chóng hơn Mỹ" - tờ này cho biết.

Hai nước đang chạy đua có được thỏa thuận trước 1-3, thời điểm chấm dứt 90 ngày đình chiến thương mại, để tránh việc Mỹ nâng thuế lên 25% đối với hơn 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc. 

Bắc Kinh trước đó ăn miếng trả miếng các đòn thuế Washington nhưng căng thẳng thương mại góp phần kéo kinh tế nước này giảm rõ rệt.

"Nếu kết quả tốt, nó sẽ có lợi không chỉ cho Mỹ và Trung Quốc, mà còn là tin tốt cho kinh tế thế giới" - người phát ngôn Lục Khảng của Bắc Kinh thông báo chấm dứt cuộc đàm phán.

Trong động thái thể hiện thiện chí, Trung Quốc ngày 8-1 đã thông qua việc nhập khẩu năm loại nông sản biến đổi gen của Mỹ. Trước đó các nhà nhập khẩu nước này tuyên bố nhập một lượng lớn đậu nành của Washington.

Ai nhượng bộ ai?

Tuy nhiên, các quan chức tham gia cuộc đàm phán tiết lộ còn nhiều vấn đề về cơ cấu cần giải quyết trong cuộc gặp tiếp theo của các nhà đàm phán cấp cao hơn, theo Bloomberg. 

Theo đó, hai bên dường như càng bất đồng hơn về vấn đề cải cách cơ cấu của Trung Quốc theo đề nghị của Mỹ nhằm chấm dứt tình trạng chuyển giao bắt buộc, thậm chí đánh cắp công nghệ của Washington cũng như cách thức Bắc Kinh thực thi những cam kết của mình.

Trung Quốc ngày 9-1 gửi đi các tín hiệu tích cực nhưng cũng cứng rắn. Một bài xã luận đăng tải trên tờ China Daily số ra ngày 9-1 cho biết Trung Quốc muốn chấm dứt bất đồng thương mại với Mỹ, nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ "sự nhượng bộ vô lý" nào.

Theo tờ này, bất kỳ một thỏa thuận nào phải bao gồm sự nhượng bộ của cả hai bên. Tờ báo cho biết Chính phủ Trung Quốc kiên quyết theo đuổi lập trường rằng bất đồng thương mại chỉ gây tổn hại cho cả hai nước, làm hỗn loạn trật tự thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng. 

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải khẳng định "Trung Quốc cam kết mở rộng hợp tác với Mỹ trên cơ sở lợi ích song phương".

Thị trường chứng khoán từ Á sang Âu tiếp tục tăng ngày 9-1 bởi hi vọng vào kết quả đột phá của cuộc đàm phán. Theo Reuters, chứng khoán thế giới tăng lên mức cao nhất trong gần bốn tuần qua. 

Chỉ số công nghiệp chung MSCI tăng 0,4% trong khi chỉ số STOXX 600 của châu Âu tăng 0,6%. Thị trường châu Á cũng tràn ngập sắc xanh với chỉ số Nikkei của Nhật Bản và CSI 300 của Trung Quốc cùng tăng 1% trong khi KOSPI của Hàn Quốc tăng 2%. Giá dầu cũng tăng gần 1%, vượt qua mức 50 USD/thùng trên thị trường Mỹ.

"Các tin tích cực... là điều thế giới cần. Cũng có báo cáo cho rằng Bắc Kinh chuẩn bị thúc đẩy chi tiêu và đó là điều tăng trưởng của Bắc Kinh và thế giới mong mỏi" - chuyên gia Chris Scicluna của Tổ chức nghiên cứu Daiwa Capital Markets của Anh nhận định.

TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận các cuộc đàm phán thương mại với phái đoàn Mỹ tại Bắc Kinh đã kết thúc và sẽ sớm công bố kết quả. Thái độ quan sát được của các nhà đàm phán Mỹ cho thấy nó có thể là một kết quả có lợi cho Washington.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar