14/03/2018 08:30 GMT+7

Tín dụng cho sinh viên sư phạm: giải pháp hợp lý

PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

TTO - Gần 20 năm đã qua, hiệu quả của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã giảm nhiều và hiện không còn phù hợp.

Tín dụng cho sinh viên sư phạm: giải pháp hợp lý - Ảnh 1.

Thí sinh và phụ huynh đến làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 15-8-2017 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT đề xuất giải quyết đào tạo giáo viên theo hướng thay đổi từ chính sách miễn học phí bằng chế độ tín dụng học phí cho sinh viên sư phạm. Thực tế, tín dụng học phí không là mới với nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở nước ta.

Chính sách miễn giảm học phí trong những năm đầu là luồng sinh khí mới giúp các trường sư phạm tuyển được nhiều học sinh giỏi. Gần 20 năm đã qua, hiệu quả của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã giảm nhiều và hiện không còn phù hợp. 

Theo quy định, sinh viên vào học ngành sư phạm muốn được miễn học phí phải làm cam kết phục vụ ngành giáo dục sau khi ra trường.

Trên thực tế gần như 100% sinh viên sư phạm đã làm cam kết. Nhưng do thiếu chế tài nên Nhà nước đã không thể thu hồi kinh phí đào tạo với những sinh viên ra trường không phục vụ ngành giáo dục.

"Thất thoát" từ đầu tư đào tạo giáo viên tuy không được thống kê nhưng là không nhỏ. Chưa kể việc đào tạo theo chỉ tiêu được giao những năm trước đây không sát với tình hình sử dụng giáo viên. Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm hoặc không làm trong ngành giáo dục do thu nhập thấp và nhiều lý do khác.

Áp dụng chính sách tín dụng theo hướng cho phép sinh viên sư phạm vay học phí và các khoản chi phí khác trong quá trình học tập, theo tôi, là một giải pháp hợp lý trong điều kiện hiện nay. 

Tín dụng sinh viên sư phạm kèm theo điều kiện không phải hoàn trả các khoản vay mượn nếu làm việc cho ngành giáo dục trong khoảng thời gian ít nhất bằng thời gian đào tạo. Những sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không nhận làm việc trong ngành giáo dục sẽ phải hoàn trả kinh phí được mượn.

Vấn đề là Chính phủ cũng phải cam kết sử dụng họ chứ không thể để họ "tự bơi trong bể tìm kiếm việc làm" như hiện nay. Điều này có thể thực hiện được nếu Bộ GD-ĐT cùng các địa phương làm tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực ngành giáo dục cho địa phương mình trong vòng 10-15 năm.

Bộ GD-ĐT căn cứ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực dự báo sẽ cho phép các trường sư phạm tuyển sinh, đồng thời Chính phủ có chính sách sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp (chẳng hạn như phân công sinh viên sau tốt nghiệp. 

Trước năm 1975 và một vài năm sau đó, ở cả hai miền đều thực hiện việc phân nhiệm cho sinh viên sư phạm. Ở miền Nam Việt Nam khi đó, việc phân công sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp thực hiện công khai, sinh viên tốt nghiệp thứ hạng cao được quyền lựa chọn nơi làm việc).

Để cạnh tranh, Nhà nước ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp thứ hạng cao. Những người không có năng lực, hoặc đã tốt nghiệp nhưng không muốn làm trong ngành giáo dục thì hoàn trả các khoản vay.

Tín dụng học phí không phải là cây đũa thần giải quyết bài toán đầu vào cho các trường sư phạm, cũng không phải là lời giải duy nhất nếu như chúng ta không xây dựng được một chính sách nhà giáo khả dĩ thu hút những học sinh giỏi vào trường sư phạm. 

Nhưng ít ra, đây là việc làm cần thiết để giải quyết tình trạng đào tạo không gắn với sử dụng giáo viên hiện nay.

PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar