07/08/2022 17:56 GMT+7

Tin COVID-19 chiều 7-8: Thêm 1.381 ca mới, gần 8.600 bệnh nhân khỏi

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 1.381 ca COVID-19 mới, giảm hơn 200 ca so với ngày trước đó. Trong ngày, có gần 8.600 bệnh nhân khỏi, tiếp tục không có F0 tử vong.

Tin COVID-19 chiều 7-8: Thêm 1.381 ca mới, gần 8.600 bệnh nhân khỏi - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.347.518 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.424 ca nhiễm).

Trong ngày, có 8.589 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.973.122 ca.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 43 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 38 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca.

Từ 17h30 ngày 6-8 đến 17h30 ngày 7-8 không ghi nhận ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.094 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Về tiêm chủng, trong ngày 7-8 có 355.556 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 248.609.330 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 214.878.513 liều: Mũi 1 là 71.309.844 liều; Mũi 2 là 68.878.213 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.513.668 liều; Mũi bổ sung là 13.944.252 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 48.638.368 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 10.594.168 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 21.041.111 liều: Mũi 1 là 9.056.591 liều; Mũi 2 là 8.712.060 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 3.272.460 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là 12.689.706 liều: Mũi 1 là 8.172.468 liều; Mũi 2 là 4.517.238 liều.

Tin COVID-19 chiều 7-8: Thêm 1.381 ca mới, gần 8.600 bệnh nhân khỏi - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Trên thế giới, đến nay đã ghi nhận 589.142.371 ca nhiễm, trong đó 560.231.872 ca khỏi bệnh; 6.436.019 ca tử vong và 22.474.480 ca đang điều trị (43.806 ca diễn biến nặng).

Trong ngày, số ca nhiễm của thế giới tăng 1.179.284 ca, tử vong tăng 1.583 ca.

Cụ thể, châu Âu tăng 107.923 ca; Bắc Mỹ tăng 51.739 ca; Nam Mỹ tăng 30.317 ca; châu Á tăng 961.721 ca; châu Phi tăng 1.264 ca; châu Đại Dương tăng 26.320 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.511 ca, trong đó Indonesia tăng 5.455 ca, Malaysia tăng 4.684 ca, Thái Lan tăng 2.250 ca, Philippines tăng 4.326 ca, Singapore tăng 5.633 ca, Myanmar tăng 20 ca, Lào tăng 99 ca, Campuchia tăng 44 ca, Timor Leste tăng 0 ca.

Cách kiểm soát khó thở hậu COVID-19

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau mắc COVID-19 ở người lớn do Bộ Y tế ban hành, hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Khoảng 10-35% bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có triệu chứng sau mắc COVID-19 cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì COVID-19, tỉ lệ này có thể lên đến 80%.

Khó thở là triệu chứng hay gặp ở người vừa khỏi bệnh COVID-19. Nguyên nhân gây khó thở có thể do phổi, tim mạch hay yếu cơ.

Khi khó thở, hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức và lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp: Hít vào trước khi hoạt động gắng sức. Thở ra trong khi hoạt động gắng sức.

Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như: Nằm sấp hoặc nằm nghiêng đầu cao hoặc ngồi cúi đầu ra phía trước...

Người bị khó thở cần tiết kiệm năng lượng và kiểm soát mệt mỏi, tránh bị quá tải. Khi mức năng lượng và các triệu chứng được cải thiện, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian.

Khi khó thở, ăn uống trở nên rất khó khăn, do đó hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

Ngồi thẳng lưng khi ăn. Ăn uống chậm rãi và hít thở đều. Nên ăn lúc ít khó thở.

Ăn lượng ít nhưng giàu năng lượng, nhiều protein, ăn thường xuyên trong ngày.

Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như súp, thịt hầm.

Tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh.

COVID-19: ca nhiễm tăng, vắc xin tồn kho khủng

TTO - Dứt khoát không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại phiên họp trực tuyến sáng 6-8 với 63 tỉnh thành.

MINH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar