13/04/2022 18:50 GMT+7

Tin COVID-19 chiều 13-4: Cả nước tăng 1.819 ca mới, còn 1,5 triệu F0 đang điều trị

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bản tin COVID-19 chiều 13-4 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới cả nước đã tăng 1.819 ca, trong đó Hà Nội tiếp tục giảm nhưng TP.HCM, Phú Thọ, Vĩnh Phúc... lại tăng.

Tin COVID-19 chiều 13-4: Cả nước tăng 1.819 ca mới, còn 1,5 triệu F0 đang điều trị - Ảnh 1.

Y bác sĩ tại Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Tính từ 16h ngày 12-4 đến 16h ngày 13-4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 24.623 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 19.823 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.727), Phú Thọ (1.627), Vĩnh Phúc (1.147), Nghệ An (989), Yên Bái (972), Đắk Lắk (943), Quảng Ninh (914), Hải Dương (897), Bắc Kạn (850), TP.HCM (848), Tuyên Quang (779), Lào Cai (752),

Bắc Giang (730), Thái Nguyên (566), Lâm Đồng (562), Cao Bằng (548), Lạng Sơn (513), Thái Bình (511), Quảng Bình (472), Hưng Yên (464), Bắc Ninh (434), Sơn La (425), Hòa Bình (422), Nam Định (390), Đà Nẵng (383), Tây Ninh (357), Quảng Trị (336), Lai Châu (316),

Gia Lai (287), Cà Mau (286), Hà Tĩnh (286), Bình Dương (260), Bình Phước (255), Vĩnh Long (248), Ninh Bình (245), Quảng Nam (239), Hà Nam (238), Quảng Ngãi (237), Điện Biên (235), Bà Rịa - Vũng Tàu (228), Bình Định (169), Hải Phòng (169), Bình Thuận (149),

Thanh Hóa (136), Đắk Nông (136), Bến Tre (135), Hà Giang (118), Thừa Thiên Huế (116), Khánh Hòa (98), Phú Yên (88), Kiên Giang (81), An Giang (61), Long An (59), Trà Vinh (58), Bạc Liêu (32), Đồng Tháp (32), Kon Tum (22), Sóc Trăng (17), Đồng Nai (15), Cần Thơ (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3), Tiền Giang (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-282), Lào Cai (-236), Hà Nội (-215).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+377), Phú Thọ (+243), Vĩnh Phúc (+232).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 31.181 ca/ngày.

Tin COVID-19 chiều 13-4: Cả nước tăng 1.819 ca mới, còn 1,5 triệu F0 đang điều trị - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

1,5 triệu bệnh nhân đang điều trị, số ca nặng giảm

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.297.587 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca, trong đó có 8.768.177 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942), TP.HCM (603.976), Nghệ An (418.676), Bình Dương (382.112), Bắc Giang (377.326).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.887 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.770.994 ca. Cả nước hiện còn khoảng 1,5 triệu bệnh nhân đang điều trị.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 1.205 ca, bằng 1/3 so với thời điểm giữa tháng 3. Trong đó, thở oxy qua mặt nạ: 897 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 115 ca; thở máy không xâm lấn: 32 ca; thở máy xâm lấn: 158 ca; ECMO: 3 ca.

Tin COVID-19 chiều 13-4: Cả nước tăng 1.819 ca mới, còn 1,5 triệu F0 đang điều trị - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Từ 17h30 ngày 12-4 đến 17h30 ngày 13-4 ghi nhận 20 ca tử vong tại: Bạc Liêu (3 ca trong 2 ngày), Cần Thơ (3), Kiên Giang (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Bắc Kạn (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 24 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 12-4 có 214.550 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 208.810.706 liều.

Mất khứu giác do COVID-19 có liên quan đến tổn thương não

COVID-19 có thể gây tổn thương cho người bệnh ở phần não bộ có liên quan đến khứu giác. Đây được cho là lời giải thích hợp lý về chứng mất khứu giác kéo dài sau khi mắc COVID-19.


LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar