22/06/2014 07:33 GMT+7

Tìm vàng trên bãi biển

BÙI VIẾT ĐỒNG - THANH ĐẠM - ĐÔNG HÀ thực hiện
BÙI VIẾT ĐỒNG - THANH ĐẠM - ĐÔNG HÀ thực hiện

TT - Vào những đêm cuối tuần trên bờ biển bãi Sau (Vũng Tàu) dài cả chục cây số xuất hiện những ánh đèn nhỏ nhoi, lọt thỏm trong không gian rộng lớn.

Đó là ánh đèn pin của những người làm nghề “tìm vàng”. Hoặc vào những buổi sáng sớm của ngày cuối tuần cũng có những người “tìm vàng”. Theo người dân địa phương, nghề này không biết chính xác có từ bao giờ nhưng ít nhất đã xuất hiện ở bãi biển Vũng Tàu hơn 10 năm nay.

Dụng cụ của họ là một máy rà kim loại, một cái xẻng và một đèn đeo trên đầu. Máy rà kim loại sẽ giúp họ phát hiện được vàng, bạc, kim loại mà du khách tắm biển bị đánh rơi, chôn vùi dưới cát.

Anh Trần Văn Dũng (37 tuổi)- một người làm nghề “tìm vàng trên bãi biển” đã mười năm nay - tâm sự nghề của anh cũng tương tự câu “mò kim đáy biển” nên mang tính hên xui nhiều. Có tháng kiếm được 7, 8 triệu đồng nhưng có khi chỉ kiếm được vài trăm ngàn đồng. Anh Dũng cho biết trong đời làm nghề của mình, lần anh rà tìm được nhiều nhất đến 4-5 chỉ vàng đã cách đây sáu, bảy năm về trước. Ngoài anh Dũng còn có thêm vài ba người bà con, anh em của anh cũng theo nghề này. Anh cho biết thêm ngoài địa bàn Vũng Tàu, anh và các “đồng nghiệp” còn tìm đến những bãi tắm khác ở Hồ Tràm, Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc), Long Hải (huyện Long Điền) để kiếm sống.

Còn anh Võ Quốc Trung (39 tuổi), trước làm nghề đi biển nhưng mới đây đã chuyển sang nghề này vì hoàn cảnh gia đình. Để làm nghề, anh mua lại máy rà của người em giá 7 triệu đồng. Anh Trung cho biết: “Bữa nào trúng kiếm được 500.000-700.000 đồng nhưng có hôm không được gì”. Anh Trung cho hay chủ yếu rà được dây bạc, nhẫn bạc, inox chứ “vàng dễ gì, vì người tắm biển hầu hết ai cũng biết phải cởi dây chuyền, nhẫn đem cất”.

Khu vực bãi Sau (Vũng Tàu), nơi có nhiều người đang vật lộn với sóng biển để tìm vàng trang sức của du khách bị đánh rơi
Một chiếc nhẫn anh Ngọc dò tìm được ở khu vực bãi Sau
“Thợ săn nữ trang” miệt mài cào xới khu vực bãi tắm vào sáng sớm
Mặc cho sự ồn ào xung quanh, họ vẫn kiên nhẫn lắng nghe tiếng “bip, bip” từ máy rà phát ra
Đến khi biển đêm vắng lặng, những “thợ săn vàng” này vẫn âm thầm đi trên bãi biển rà vàng
Anh Ngọc ngồi chờ hơn ba giờ mà vẫn chưa thể đưa cào xuống biển vì phải đợi con nước rút để bắt đầu công việc “mò vàng đáy biển”
Sau khi rà xong ở một khu vực, anh Dũng cùng anh Xuân lại lên xe đến điểm mới. Họ trao đổi thông tin với nhau những khu vực đã tìm để tránh trùng lắp
BÙI VIẾT ĐỒNG - THANH ĐẠM - ĐÔNG HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar