01/12/2022 21:03 GMT+7

Tìm thấy dạng kháng kháng sinh mới cực kỳ khó phát hiện

MINH HẢI (Theo Scitech Daily)
MINH HẢI (Theo Scitech Daily)

TTO - Dạng kháng thuốc kháng sinh mới không thể phát hiện qua các phương pháp truyền thống trong các phòng thí nghiệm bệnh lý, khiến các bác sĩ lâm sàng rất khó kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng hiệu quả.

Tìm thấy dạng kháng kháng sinh mới cực kỳ khó phát hiện - Ảnh 1.

Kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất thế giới - Ảnh: Scitech Daily

Trong báo cáo khoa học tại Nature ngày 30-11, các nhà khoa học Úc cho biết họ đã phát hiện ra một dạng kháng kháng sinh mới không thể phát hiện được bằng các phương pháp thử nghiệm truyền thống trong phòng thí nghiệm.

Kháng kháng sinh, kháng thuốc kháng sinh hay kháng thuốc trụ sinh (AMR) xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn chống lại với thuốc kháng sinh mà trước đây có thể trị được nó.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm vắc xin và bệnh truyền nhiễm Wesfarmers (Viện Telethon Kids ở Perth, Úc) phát hiện một cơ chế mới cho phép vi khuẩn hấp thụ chất dinh dưỡng từ vật chủ là con người và chống lại việc điều trị bằng kháng sinh.

Họ phát hiện ra điều này trong khi điều tra tính nhạy cảm với kháng sinh của Streptococcus nhóm A. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người thường được tìm thấy trong cổ họng và trên da.

Vi khuẩn tạo ra folate của riêng chúng để phát triển và từ đó gây bệnh. Một số loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất folate này để ngăn vi khuẩn phát triển và điều trị nhiễm trùng. Nhưng vi khuẩn này đã phát triển khả năng lấy folate trực tiếp từ vật chủ (con người). Điều này làm cho thuốc kháng sinh mất tác dụng và tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên tồi tệ hơn khi lẽ ra bệnh nhân sẽ phải khỏe hơn.

Điều đáng lo lắng là dạng kháng thuốc kháng sinh mới này không thể phát hiện qua các phương pháp truyền thống trong các phòng thí nghiệm bệnh lý, khiến các bác sĩ lâm sàng rất khó kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng hiệu quả.

Do đó, dạng kháng kháng sinh này sẽ khiến kết quả điều trị kém và thậm chí khiến bệnh nhân tử vong sớm.

Các nhà khoa học cho rằng đây chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", vì mặc dù đã xác định được cơ chế này trong Streptococcus nhóm A nhưng có khả năng nó xuất hiện rộng hơn ở nhiều vi khuẩn khác.

Các nhà khoa học hiện đang chạy đua để hiểu về các dạng kháng kháng sinh và tìm cách điều chế các loại thuốc mới.

AMR được coi là một đại dịch thầm lặng có nguy cơ đối với xã hội, có khả năng cướp đi sinh mạng của khoảng 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050. Tổ chức Y tế thế giới ước tính AMR sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 100 nghìn tỉ USD nếu chúng ta không thể tìm ra cách ngăn chặn chúng.

Nếu không có thuốc kháng sinh, chúng ta phải đối mặt với một thế giới không có cách nào để ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng chết người, bệnh nhân ung thư sẽ không thể hóa trị và mọi người sẽ không được phẫu thuật.

Để duy trì hiệu quả lâu dài của thuốc kháng sinh, con người cần xác định và hiểu rõ hơn về các cơ chế kháng kháng sinh mới. Điều này sẽ hỗ trợ việc phát triển ra các loại kháng sinh mới và cho phép chúng ta theo dõi AMR khi nó phát sinh.

Nỗ lực chống kháng kháng sinh: Thành quả bị COVID-19 đạp đổ

TTCT - Dịch COVID-19 đã khiến tình trạng kháng kháng sinh, vốn đã đáng quan ngại, càng xấu hơn.

MINH HẢI (Theo Scitech Daily)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều đại biểu kiến nghị với những trường học, bệnh viện cần tính toán loại bỏ khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp để không tạo thêm gánh nặng cho người học, người bệnh.

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Từ ngày 1-6 ngành bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy cho người tham gia mà yêu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID, VNeID.

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Điều gì quyết định “bản lĩnh phòng the” của nam giới? Tại sao bỗng dưng lại rối loạn cương dương? Làm sao để cải thiện “chuyện ấy”?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar