20/11/2014 11:14 GMT+7

​Tìm lại giọng nói, tiếng cười

Tin ảnh:  MỸ DUYÊN - QUANG ĐỊNH
Tin ảnh: MỸ DUYÊN - QUANG ĐỊNH

TT - Tập nói, tô màu, phân biệt màu sắc, xé giấy dán tranh... là chuyện của những đứa trẻ lên 2, lên 3 khi bắt đầu tiếp xúc với thế giới rộng lớn.

Quang cảnh lớp học vẽ tại bệnh viện 

Những chuyện tưởng chừng như đơn giản này là niềm vui, bài học tìm lại giọng nói sau thời gian dài nằm trên giường bệnh vì tai nạn giao thông, đột quỵ, tai biến của bệnh nhân đã 50, 60 tuổi.

Chị Vũ Thị Thanh Thúy hát những ca khúc về Trường Sơn cho mọi người trong lớp học vẽ nghe để tạo không khí vui vẻ trong lớp 

8g30 sáng thứ 6 hằng tuần, khoa âm ngữ trị liệu Bệnh viện An Bình (Q.5, TP.HCM) luôn tràn ngập tiếng cười, tấp nập người ra vào. Các sinh viên khoa mỹ thuật ĐH Sài Gòn - tình nguyện viên chương trình “Nhóm trị liệu bằng mỹ thuật cho bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp sau tổn thương não” - thường đến sớm 15 phút để kiểm tra giá vẽ, giấy, màu vẽ và sắp xếp bàn ghế.

Nguyễn Vũ Nam (17 tuổi), quê ở Biên Hòa, Đồng Nai, chăm chú tô màu bức tranh của mình trong lớp vẽ tại bệnh viện  

Chào hỏi, mời bệnh nhân vào chỗ ngồi, hỏi thăm chuyện trò. Khi thấy bệnh nhân lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, các bạn chủ động hướng dẫn cách lên chì, phác thảo, tô màu vì mọi người ở đây thường ngại giao tiếp. Dần quen, ai cũng chủ động và vui vẻ hơn.

Thỉnh thoảng chị Vũ Thị Thanh Thúy (49 tuổi, từng bị sốt bại liệt gần 30 năm), anh Phan Minh Đức (49 tuổi, đã bị tai biến bốn năm nay) - những bệnh nhân đầu tiên - còn cất cao bài hát Tự nguyện khiến không khí lớp học ấm áp, thân tình.

Chú Nguyễn Ngọc Điền, bệnh nhân mới tham gia lớp vẽ, tập tô màu dưới sự hỗ trợ của tình nguyện viên 

Đến nay lớp học hoạt động đã tròn một năm. Niềm vui cũng nối dài trên môi bác sĩ, tình nguyện viên, bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân trong suốt chừng ấy thời gian.

Ngoài cô chú đã lớn tuổi, lớp học đã kết nạp thêm những thành viên trẻ có hoàn cảnh tương tự.

Họ không ngại đường xa, vẫn đi từ Biên Hòa, Vũng Tàu, khắp ngõ ngách của Sài Gòn đến với Bệnh viện An Bình vào mỗi sáng thứ 6 để vẽ tranh, tập nói và tìm thấy niềm vui tưởng chừng đã mất sau cơn thập tử nhất sinh.

Chú Phan Minh Đức tập vật lý trị liệu tại bệnh viện 

“Từ tháng 9-2009, anh Trung đột ngột bị tai biến, liệt nửa thân người và mất khả năng nói, gia đình tôi chạy chữa khắp nơi. Tháng 10-2013, tôi may mắn gặp được bác sĩ Lê Khánh Điền tại khoa vật lý trị liệu Bệnh viện An Bình trong một lần đưa anh đi tập. Bác sĩ thông báo sắp tới có lớp học vẽ, học nói dành cho bệnh nhân và khuyến khích chồng tôi theo học. Tôi năn nỉ mãi anh Trung mới chịu đi vì anh bảo rằng 60 tuổi, bệnh tật vậy còn học vẽ làm gì. Từ đó đến nay tôi thấy anh vui vẻ hơn hẳn” - cô Nguyễn Thị Huệ, vợ bệnh nhân Phạm Văn Trung, tâm sự.

Tin ảnh: MỸ DUYÊN - QUANG ĐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Làm việc từ xa: Giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng bối cảnh phát triển công nghệ thông tin hiện nay, làm việc từ xa qua các kênh số là giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành.

Làm việc từ xa: Giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar