27/11/2012 09:57 GMT+7

Tìm lại dấu xưa

LƯU ĐÌNH TRIỀU
LƯU ĐÌNH TRIỀU

TT - Theo những chuyến tàu đêm ngày, đến những thành phố lớn nhỏ, nhóm “ta ba lô” chúng tôi không thể nào bỏ qua những dấu xưa của châu Âu.

Đó có thể là những vùng đất lâu đời với những thành quách lâu đài xưa cũ. Đó cũng còn là những vết tích lịch sử của những năm tháng chưa hẳn đã xa...

Phóng to

Tại quảng trường nhà hát Dresden, du khách có thể gặp lại hình ảnh những bậc “vương giả” ngày trước đang dạo chơi - Ảnh: L.Đ.T.

Kỳ 1: Vé trong tay, Euro là của bạn Kỳ 2: Một balô, một bản đồ

Nhan nhản khu phố cổ

Lần đầu tiên đặt chân đến một khu phố cổ châu Âu- ở thành phố Frankfurt am Main (Đức), chúng tôi cảm thấy ... tê người. Những ngôi nhà cổ được gìn giữ gần như xưa (ấy là tôi đoán thế) với các đường nét kiến trúc đẹp không lẫn vào nay được. Quảng trường Romer rộng rãi, lót đá đen, từng bước chân vọng âm vang vui tai. Nhiều quán ăn, quán cà phê lộ thiên thật xinh xắn, dễ thương.

Giữa quảng trường có một tượng người khỏa thân (như nhiều tượng khác ở châu Âu) đặt giữa một vườn hoa nhỏ. Và bất ngờ từ trong một tòa nhà cổ to lớn bước ra một đôi vợ chồng vừa “bóc tem”. Bạn bè cầm mỗi người một cành hoa đứng hai hàng chào. Rồi những nụ hôn vợ chồng, bằng hữu trao nhau. Rồi chiếc xe hoa chạy kéo lê lóc cóc một dây lon rỗng phía sau...

Chẳng riêng Frankfurt, 18 thành phố ở châu Âu tôi qua đâu đâu cũng có những khu phố cổ hay quảng trường dễ thương đến nao lòng. Mỗi nơi một vẻ, như ở Prague (CH Czech), khu phố cổ Old Town mang nét đẹp vừa cổ kính vừa quý phái và toát lên dấu ấn độc đáo nhờ tháp đồng hồ thiên văn Astronomical... Chỉ có điều tình thiệt mà thưa, việc tiếp cận sâu các giá trị văn hóa ở những địa chỉ cổ thường phá vỡ kế hoạch chi tiêu của “ta balô”. Như đến Ý vào đấu trường La Mã Colloseum ngày nào, chỉ ngắm nhìn những tường đá không “lành lặn” cũng đã mất 12 euro...

Đi dưới rặng bồ đề

Buổi sáng cuối thu, chớm đông ở Berlin, thong thả rảo bước trên đại lộ Unter den Linden (dưới rặng cây bồ đề), bốn cái miệng không ngớt lời cảm thán về sự quyến rũ của một khung cảnh yên bình. Đại lộ có vỉa hè rộng lớn với đường dành cho người đi bộ, người đi xe đạp và đường dành cho...những hàng cây bồ đề chạy dài. Chút thu còn đọng lại trên cành lá những sắc màu đa dạng-xanh phớt, vàng nhạt lẫn đỏ thắm, như tô thêm nét đẹp thơ mộng cho con đường trứ danh này.

Ở một góc cuối đại lộ, cổng thành Brandenburg sừng sững hiện ra với sáu cột đá chính lớn, cùng tượng nữ thần chiến thắng Victoria trên cỗ ngựa tứ mã (Quadriga). Với số tuổi hơn 220 năm, từ lâu cổng thành này được xem là một trong những biểu tượng chính của Berlin, nên du khách cứ nườm nượp vào ra. Anh Stilwell - người duy nhất ngồi bán bưu thiếp và “đóng dấu visa” ngay giữa quảng trường kề sát cổng thành, nhìn tôi xác định quốc gia và bất ngờ tung ra câu hỏi lơ lớ “Khỏe không?”. Qua anh, chúng tôi được biết bức tường Berlin ngăn chia Đông Đức và Tây Đức trước đây cũng chạy ngang cổng thành này. Còn bây giờ?

Sau gần đúng một buổi, vừa đi ngắm thiên hạ, cửa hàng trên con đường mua sắm, vừa dừng uống cà phê, ăn nhẹ ở quán vỉa hè, vừa dò bản đồ và hỏi đường, cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu tưởng niệm Gedenkstätte Berliner Mauer trên đường Bernau vào lúc xế chiều. Tại đây chỉ còn lưu giữ một đoạn tường dài gần 1 km cũ kỹ, lỗ chỗ, lòi cả cốt thép bên trong. Kề liền bờ tường là một hàng cột thép nâu đỏ, dựng có khoảng cách rộng hẹp khác nhau để nhìn xuyên vào trong.

Lách qua hàng cột thép này, chúng tôi bước vào một sân cỏ rộng lớn như sân bóng. Đập vào mắt du khách là hàng trăm ảnh chân dung những người mà sự sống hay cái chết của họ liên quan đến bức tường chia cắt và tái hợp. Chúng tôi tò mò đến những cây cột lớn hình khối đặt gần đấy mới biết đó là những phòng trưng bày thu gọn. Chỉ cần đọc hướng dẫn, bấm số là du khách có thể xem nhiều tư liệu, hình ảnh, những thước phim video, có thuyết minh về những “dấu xưa” đã xảy ra trước đây ở hai phía bức tường...

Phóng to

Du khách xem ảnh những người đã chết tại khu tưởng niệm bức tường Berlin - Ảnh: Duyên Trường

“Leo gắng sức” cùng đỉnh cao Vatican

Nối đuôi dòng người đứng xếp hàng trên quảng trường rộng lớn của thành quốc Vatican, mất hơn nửa giờ chúng tôi mới tới cửa an ninh. Cũng giống như thủ tục khi vào phòng chờ máy bay, tất cả đồ đạc mang theo phải đưa qua máy soi.

Bước chân vào trong đại giáo đường thánh Peter, dù là người ngoại đạo, tôi vẫn cảm được không khí tôn nghiêm đang bao trùm không gian tĩnh lặng rộng lớn. Người người lặng lẽ qua lại, kẻ thì say mê, nhìn ngắm những bức tượng bằng đá cẩm thạch, những bích họa hoành tráng hoặc bỏ 2 đồng euro vào máy dập để có một mảnh kim loại nhỏ với biểu tượng của tòa thánh về làm kỷ niệm...

Sau màn tham quan nhẹ nhàng, nhóm chúng tôi bàn với nhau việc “chinh phục “đỉnh giáo đường. Theo số liệu ngay tại chỗ thì chiều cao mái bát úp với cửa trời trên mái là 138m, tổng cộng có 551 bậc thang lên, ai yếu sức thì dùng thang máy sẽ giảm bớt được 320 bậc.

Một khuyến cáo được đưa ra: những người có bệnh sử về tim, thần kinh yếu thì không nên thử sức mình. Điều này làm tôi nhớ cách đây vài năm, một lần đi khám tim mạch và được yêu cầu làm thử nghiệm “đạp gắng sức “. Hồi ấy tôi đã đạp đến mức sắp không còn thở nổi thì mới được dừng. Thôi thì cứ thử “leo gắng sức”, đến lúc hết leo nổi thì lại dừng. Thế là tất cả đồ đạc mang theo, kể cả áo ấm được cởi bớt cho vào balô, gửi lại một bạn trong nhóm - đã từng đến thành quốc này và leo đỉnh rồi, trông coi hộ để nhẹ người mà thử sức.

Lối đi lên đỉnh tháp giáo đường phần lớn là hẹp, với nhiều đoạn hình xoáy trôn ốc. Cứ bước đi lên, quay vòng vòng một lúc là hoa cả mắt. Muốn dừng lại đi xuống cũng không được vì bậc thang quá hẹp chỉ vừa đủ cho một người đi. Tôi phải vừa đi vừa dừng, liên tục ngoái đầu nhìn ngược về sau để khỏi chóng mặt. Cuối cùng cuộc “leo gắng sức” cũng đạt đích. Hành lang vòng cung trên chóp mái quá hẹp. Lố nhố người chen nhau nhìn hoặc chụp ảnh bên dưới và cũng một lượng người tương ứng dựa lưng vào tường...thở tự do liên hồi. Muốn di chuyển qua lại phải chen nhau mà đi. Dăm phút ngắn ngủi ngắm nhìn trời xanh và chụp ảnh khung cảnh hạ giới bằng điện thoại di động, tôi nhanh chóng tháo lui.

Xuống sân, chưa kịp hoàn hồn đã nghe bạn ở lại “dưới trần” thông báo: có một tin buồn! Mới quay qua quay lại thoáng cái đã bị chôm mất một balô. Tôi điếng người khi trong balô bị mất của tôi có máy ảnh và sổ tay ghi chép cuộc hành trình cả tuần qua. Tiếc cái tài sản giá trị này, tôi và cả nhóm đi lục từng thùng rác một, mong kẻ cắp chê quyển sổ không giá trị mà ném lại. Vô vọng!

Lủi thủi rời khỏi thành quốc Vatican và tự an ủi rằng: còn có nhiều người đồng cảnh như mình khi đến đây. Bởi theo một thông tin trên Bách khoa toàn thư thế giới, thành Vatican có tỉ lệ tội phạm trên đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới!

_________________

Kỳ tới: Mái nhà cho người du lịch bụi

LƯU ĐÌNH TRIỀU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar