31/01/2024 09:14 GMT+7

Tiểu đau, nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại làm sao để tránh?

Tiểu đau, tiểu gấp, đau vùng hạ vị, tiểu lắt nhắt vào ban đêm khiến chúng ta mất ngủ, thậm chí bị són tiểu, nếu có những triệu chứng này, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, đôi khi bệnh chỉ thoáng qua, tự khỏi trong những đợt bệnh đầu nên chị em hay thậm chí nam giới thường bỏ qua, tâm lý e ngại và chủ quan

Nhiễm trùng đường tiểu có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, đôi khi bệnh chỉ thoáng qua, tự khỏi trong những đợt bệnh đầu nên chị em hay thậm chí nam giới thường bỏ qua, tâm lý e ngại và chủ quan

Thật ra, đây là tình trạng rất thường gặp ở cả nữ và nam giới. Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý do vi trùng phổ biến nhất, tỉ lệ nữ mắc gần gấp 4 lần nam giới. Và ít nhất nữ giới sẽ có một lần nhiễm trùng tiểu trong đời, hơn một nửa số đó sẽ tái phát trong vòng 1 năm.

Đây là bệnh lý gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, đôi khi gây biến chứng nặng như nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý xảy ra do vi trùng xâm nhập đường tiết niệu gây viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiểu đau, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, đau hông lưng, nước tiểu có mùi và đục.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiểu hầu hết do vi khuẩn lội ngược dòng từ bên ngoài như vùng đáy chậu, hậu môn lên đường tiểu dưới rồi lên đường tiểu trên. Nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên thường dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.

Đa số do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Cơ thể của chúng ta tự có cách để giảm thiểu nhiễm trùng: nước tiểu chỉ theo một chiều từ trên xuống dưới có tác dụng rửa trôi, hàng rào tế bào, protein chống nhiễm trùng hay những lợi khuẩn đường niệu dục.

Như vậy, một người dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn những người khác, hoặc dễ bị tái đi tái lại khi có cơ địa hoặc thói quen sau:

- Thói quen đi tiểu: rặn tiểu để nhanh hơn, tiểu không hết nước tiểu, nhịn tiểu.

- Mất nước: Không uống đủ nước khiến nước tiểu ít đi và giảm số lần đi tiểu nên đường tiểu ít được rửa trôi.

- Có bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình khiến vùng chậu, hậu môn phơi nhiễm với nhiều loại vi trùng.

- Không vệ sinh trước và sau khi "thân mật": vi khuẩn trong bàng quang có thể tăng gấp 10 lần sau khi "yêu".

- Sử dụng chất diệt tinh trùng.

- Ăn ngọt nhiều khiến nhiều đường trong nước tiểu, tạo điều kiện môi trường béo bở cho vi trùng và nấm.

- Vệ sinh: thói quen lau từ sau ra trước gây lây nhiễm từ vùng hậu môn sang âm hộ âm đạo.

- Có tật ở đường tiết niệu.

- Bệnh lý nền như tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Uống ít nước và nhịn tiểu là một phần nguyên nhân

Uống ít nước và nhịn tiểu là một phần nguyên nhân

Làm sao để giải quyết tình trạng tiểu gắt, lắt nhắt này và tránh tái phát?

Khoảng 20% phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu có thể tự khỏi khi chỉ cần uống đủ nước mỗi ngày. Trung bình một người bình thường nên uống 2 - 2,5 lít nước/ngày, nếu không vận động, không ra mồ hôi quá nhiều, không nên uống quá 4 lít/ngày.

Uống nước ép trái cây, hoặc ăn trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi, việt quất...

Tránh trà, cà phê, nước ngọt, nước có gas.

Không nhịn tiểu.

Khi đi tiểu, hãy tiểu một cách "thong thả", để bàng quang tự nhiên tống nước tiểu ra ngoài.

Sau khi tiểu hoặc sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau và vệ sinh nhẹ nhàng.

Tiểu sạch trước khi đi ngủ, cho dù bạn không mắc tiểu, hãy đi tiểu vào thời điểm này, vừa đảm bảo ngon giấc, vừa tránh tình trạng ngủ quá sâu khiến cơ thể "bỏ qua" việc mắc tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu.

Ưu tiên tắm vòi sen hơn tắm bồn.

Tiểu sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.

Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.

Uống một ly nước lớn trước khi quan hệ tình dục.

Mặc dù nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng, có thể tự khỏi (khoảng 20%), nhưng việc đi tiểu khó khăn gây bất tiện và biến chứng cũng như khả năng tái lại cao.

Đây là bệnh lý mà hầu hết chúng ta sẽ gặp một lần trong đời, khi có dấu hiệu và lo ngại về sức khỏe nên đi khám để tránh biến chứng xảy ra.

Tiểu đêm nhiều có thể mắc bệnh lý nào?

Tiểu đêm nhiều có thể do liên quan nhiều bệnh lý khác nhau, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar