08/03/2019 16:40 GMT+7

Tiết lộ cách Mỹ tìm bằng chứng buộc tội các tập đoàn Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Lãnh đạo các tập đoàn viễn thông Trung Quốc khi đến Mỹ công tác hoặc quá cảnh tại nước này sẽ bị buộc nộp tất cả thiết bị điện tử cho cảnh sát kèm mật khẩu. Một số bằng chứng buộc tội đã được tìm thấy bằng cách đó.

Tiết lộ cách Mỹ tìm bằng chứng buộc tội các tập đoàn Trung Quốc - Ảnh 1.

Huawei bị các nước phương tây do Mỹ dẫn đầu cáo buộc là làm việc cho chính phủ Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Trong đơn kiện chính phủ Mỹ của tập đoàn Huawei ngày 7-3, chủ tịch luân phiên Huawei Guo Ping thậm chí còn cáo buộc Mỹ đã nhiều lần tấn công vào các máy chủ của Huawei, đánh cắp nhiều thư từ và các mã nguồn của tập đoàn này.

Trước đó ngày 1-3, bà Mạnh Vãn Chu - giám đốc tài chính toàn cầu (CFO) Huawei bị bắt tại Vancouver ngày 1-12-2018 theo yêu cầu của Mỹ, đã nộp đơn kiện chính phủ Canada vì xâm phạm quyền riêng tư trong lúc bắt giữ bà.

Theo cáo trạng, sau khi bị tịch thu hộ chiếu, bà Mạnh được các nhân viên an ninh Canada áp tải đến một khu vực tách biệt. Tại đây bà bị buộc phải giao nộp hai điện thoại di động, một máy tính bảng, một máy tính cá nhân cùng tất cả mật khẩu để cảnh sát xem những dữ liệu trong đó.

Chưa rõ cảnh sát đã tìm thấy được gì trên các thiết bị của bà Mạnh, nhưng theo hãng tin Reuters, bà ta không phải là người Trung Quốc duy nhất bị bắt giao nộp các thiết bị điện tử cho biên phòng ngay tại sân bay.

Các nỗ lực điều tra và buộc tội những tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã được Mỹ tiến hành cách đây nhiều năm. Theo các nguồn tin gần với các cuộc điều tra chống lại Huawei và ZTE, các quan chức Mỹ đã tìm kiếm các thông tin có thể hỗ trợ cuộc điều tra bằng cách nắm hết lịch trình di chuyển của dàn lãnh đạo các tập đoàn này.

Một khi những người này đặt chân tới Mỹ, họ sẽ ngay lập tức bị yêu cầu nộp tất cả thiết bị điện tử mang theo. 

Chẳng hạn, trong lần bà Mạnh đến sân bay John F. Kennedy đầu năm 2014, các nhà điều tra đã tìm thấy những tài liệu về mối quan hệ của Huawei và Skycom - công ty bị Mỹ cáo buộc là công ty con của Huawei và vi phạm lệnh cấm làm ăn với Iran.

Bà Mạnh đã bị yêu cầu soi chiếu an ninh đến hai lần, nguồn tin của Reuters kể lại. Điện thoại và các thiết bị điện tử khác của bà này bị cảnh sát lấy đi và chỉ trả lại sau vài giờ. Giám đốc tài chính Huawei cũng được trả tự do ngay sau đó.

Trong cùng năm đó, tài liệu thu được từ máy tính cá nhân của giám đốc tài chính toàn cầu ZTE đã vén bức màn về các hoạt động làm ăn mờ ám của Huawei. Sau khi đáp máy bay xuống sân bay Logan cùng trợ lý, CFO của ZTE đã bị giữ lại nhiều giờ liền.

Tìm kiếm trong chiếc máy tính hiệu Lenovo của ông này, các nhà điều tra Mỹ phát hiện một tài liệu đề ngày 25-8-2011 nói về việc ZTE cần phải nhanh chóng thành lập các công ty bình phong để bán các thiết bị do Mỹ sản xuất cho các quốc gia bị Washington cấm vận.

Tài liệu được ký bởi bốn giám đốc điều hành hàng đầu của ZTE còn nhắc đến một công ty đối thủ có biệt danh F7, rằng công ty này đã thành lập các công ty bình phong và đang chiếm ưu thế trước ZTE.

Các mô tả trong tài liệu của ZTE hoàn toàn khớp với Huawei và nhiều nghị sĩ Mỹ tin rằng F7 không phải công ty nào khác mà chính là Huawei.

Chính quyền Bắc Kinh có lẽ đã biết được cách Mỹ tìm kiếm bằng chứng chống lại các tập đoàn viễn thông của họ. 

Hồi tháng 1-2019, hãng thông tấn Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết Bắc Kinh đã cấm lãnh đạo các tập đoàn nhà nước đem máy tính xách tay do công ty cấp ra nước ngoài trừ trường hợp bất đắc dĩ.

Theo yêu cầu của Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc, các tập đoàn phải có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các dữ liệu nhân viên sẽ đem ra nước ngoài khi công tác. Tất cả chúng phải được lưu trong một USB bảo mật.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Ngày 15-7, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đô đốc Jirapol Wongwit, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự

Nhật Bản cảnh báo các hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh quốc gia, buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố liên minh với Mỹ.

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự

EU dọa áp thuế lên 84 tỉ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thất bại

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 30% từ đầu tháng 8, Ủy ban châu Âu đã chuẩn bị sẵn danh sách hàng hóa Mỹ trị giá 72 tỉ euro để áp thuế trả đũa, khẳng định sẵn sàng đàm phán nhưng không chấp nhận bị đẩy vào thế yếu.

EU dọa áp thuế lên 84 tỉ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thất bại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar