30/01/2016 09:11 GMT+7

Tiết học gói bánh chưng

V.HÀ
V.HÀ

TT - Ở Hà Nội, vào giữa những ngày rét đậm, nhiều trường THCS, THPT đã tổ chức gói bánh chưng tập thể.

Thầy trò Trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội) đang gói bánh chưng - Ảnh: C.T.

Nhưng đây không chỉ dừng lại ở một hoạt động vui đón tết, mà đã được thầy cô giáo tổ chức giống như một tiết học về nét đẹp truyền thống, về sự chia sẻ yêu thương với người thân. Đặc biệt, là chia sẻ với những người có cảnh ngộ khó khăn.

Tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (quận Long Biên, Hà Nội) trong ba ngày liền từ 27 đến 29-1, học sinh toàn trường cùng thầy cô giáo, phụ huynh gói bánh chưng. Hội trường của trường trở thành nơi tập kết vật liệu. Học sinh cùng thầy cô, cha mẹ chuẩn bị gạo, thịt, rửa lá dong và được hướng dẫn gói bánh.

“Trong số 1.600 chiếc bánh chưng đã luộc chín, một nửa sẽ được đóng gói và người của trường trực tiếp mang đến Lai Châu tặng các bạn nhỏ đang chịu cảnh thiếu thốn cái ăn và thời tiết khắc nghiệt” - bà Mai Thị Kim Oanh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Mỗi chiếc bánh chưng được gửi đến các bạn học sinh ở Lai Châu đều được gắn những mảnh giấy nhỏ, với những lời nhắn nhủ, động viên của chính các bạn học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt.

“Đây là một hoạt động mang không khí tết cổ truyền nhưng rất ý nghĩa. Qua đó, các em học được cách chia sẻ tình cảm đối với những người khó khăn hơn mình” - một cô giáo của Trường THPT Lý Thường Kiệt nói.

Cùng thời điểm này, Trường THPT FPT cũng tổ chức cho học sinh THCS tự gói bánh chưng để tặng người thân trong gia đình. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Lạt mềm buộc chặt yêu thương”.

Học sinh được hướng dẫn tự làm từ khâu chọn lá, gập lá, cắt lá đến tra gạo. Hơn 200 học sinh Trường FPT và một trường THCS khác ở Hà Nội cùng tham gia hoạt động này.

Những chiếc bánh chưng do các em gói sẽ được mang tặng cho người các em yêu thương. Đây cũng là mục đích của chương trình, nhằm hướng học sinh vào một việc làm cụ thể, có ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán.

Một số học sinh ví buổi tập gói bánh chưng giống như một tiết học thực hành thú vị nhất mà các em được tham gia.

V.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar