27/04/2016 08:15 GMT+7

​Tiết học bị bỏ dở

YẾN PHƯƠNG TÔ (Hà Nội)
YẾN PHƯƠNG TÔ (Hà Nội)

TTO - Trước đây, mỗi buổi có giờ mình, tôi thường chỉnh đốn lớp trong những lời phê bình, trách móc vì tôi là giáo viên chủ nhiệm.

Những em đi học muộn thường xuyên, những em nói chuyện trong lớp, những em không thuộc bài cũ, những em bị thầy cô giáo bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài vì vi phạm nội quy... tất tần tật những lỗi của học sinh được tôi đem vào buổi sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc ngay trong giờ dạy để mổ xẻ!

Có hôm tôi “chỉnh” các em hết gần tiết học. Sau đấy không khí chùng xuống, lớp như thiếu đi năng lượng, tôi không còn muốn giảng bài, học sinh không còn hào hứng phát biểu. Nhìn gương mặt em nào cũng buồn xo dù bị cô phê bình hay không. Cảm giác nặng nề ấy thật đáng sợ đối với người cầm phấn.

Phê bình gắt gao là thế, nói năng chát chúa là thế mà lớp vẫn không rút được kinh nghiệm. Vẫn là những vi phạm cũ khiến tôi rất bực mình, cứ có cảm giác như các em đang chống đối lại cô giáo chủ nhiệm của mình vậy.

Thế nhưng chính kiểu phê bình “rát da, rát mặt” ấy lại khiến không ít em bị “quá liều” nên tỏ ra ngang bướng, bất hợp tác với cô giáo, thậm chí có lúc còn cãi lại.

Có một trường hợp tôi còn nhớ mãi. Đó là năm 2008 khi tôi chủ nhiệm lớp 9. Có một em nam tên H. bình thường rất ngoan, học thuộc top đầu của lớp. H. vốn rất gương mẫu, cho đến một lần em mắc lỗi do không thuộc bài cũ.

Lần đó tôi đã hết sức giận dữ khi phê bình em: “Đến em mà còn mắc lỗi không thuộc bài thì đúng là cái lớp này thành cái chợ rồi!”.

Cậu học trò không nói gì, rồi lẳng lặng đi xuống chỗ ngồi.

Tôi cho H. ngay một điểm 0 và gay gắt: “Các em làm tôi quá thất vọng. Tại sao tôi lại phải nhận chủ nhiệm cái lớp tồi tệ này cơ chứ?”.

Tiết học hôm ấy của tôi bị bỏ dở, tôi xin phép cho lớp được nghỉ sớm. Tôi trở về nhà với tâm trạng vừa buồn vừa tủi thân, vừa thấy mình có lỗi khi nặng lời với học sinh của mình. Tôi ân hận vì đã đánh giá hơi quá về lớp.

Đâu phải các em đều hư, đều vi phạm? Có lẽ cũng tại cách giáo dục thường xuyên chỉ trích, phê bình của tôi đã quá sai lầm về phương pháp.

Tôi không phân biệt được giữa ưu điểm và khuyết điểm, mà hễ có một em nào làm sai là tôi sẽ “tra tấn” cả lớp, “nhồi” vào đầu các em những lời lẽ khó nghe, thậm chí phản sư phạm.

Tiết học bị bỏ dở hôm ấy tôi nhớ mãi như một bài học trong đời cầm phấn của mình.

YẾN PHƯƠNG TÔ (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar