17/12/2009 07:03 GMT+7

Tiếng Việt trong một gia đình ba thế hệ

PHẠM THÀNH NHÂN
PHẠM THÀNH NHÂN

TT - Trong những buổi nói chuyện của GS.TS Trần Văn Khê, ngoài kiến thức về âm nhạc dân tộc, khán giả còn học được từ GS rất nhiều về cách diễn giải, nghệ thuật dùng từ và nói trước công chúng. Chính xác và thu hút, tiếng Việt của một “bô lão” tuổi trên 90 và nửa đời sống tại Pháp không khỏi khiến người nghe ngưỡng mộ.

Tiếp xúc với GS Trần Quang Hải, trưởng nam của GS Trần Văn Khê trong dịp về nước tham dự lễ hội cồng chiêng Tây nguyên, có thể cảm nhận ngay sự trân trọng tiếng mẹ đẻ ở ông như một sự kế thừa đáng quý từ người cha. Cũng cách nói chuyện khúc chiết, phát âm rõ ràng và đặc biệt không hề chêm một từ tiếng Pháp, tiếng Anh nào dù công việc nghiên cứu và giảng dạy của ông luôn tiếp xúc với người nước ngoài, sử dụng ngoại ngữ.

Trong những thư điện tử GS trao đổi cùng Tuổi Trẻ, thật thú vị khi nghe những lời chào, tạm biệt bằng một ngôn ngữ xa xưa như cách đây vài chục năm. Câu “Thăm con vui mạnh” cuối thư thay cho “Best regard” thường nhận được khiến người tiếp xúc cảm thấy chân tình và khó tả như chạm vào một chút hương xưa đã mất.

GS Trần Quang Hải bày tỏ: “Ở Pháp mấy mươi năm tôi vẫn nói tiếng Việt. Dịp về Việt Nam vừa rồi, trả lời phỏng vấn báo chí tôi cũng nói bằng tiếng Việt, trong khi có một vài nhà báo lại chèn tiếng Anh trong câu hỏi. Người này nói: “Anh send hình qua mail giùm tôi”, người kia xin “số mobile”... Tôi không hiểu tại sao lại vậy. Phải chăng khi chêm mấy tiếng nước ngoài vô cuộc đàm thoại sẽ khiến họ trở nên sang trọng hơn?

Đi ra quán uống nước tôi được (bị) nghe nhiều bạn trẻ biểu diễn khả năng ngoại ngữ. Người này hỏi người kia: “What do you want to drink?” (Bạn muốn uống gì?), người kia đáp: “Coffee” (cà phê), người này nói lại: “Yeah, I like coffee too. It’s good”. (Tôi cũng thích cà phê. Nó ngon) rồi thì sau đó cứ hết “oh yeah” lại tới “wow”, “woah”. Để làm chi vậy”?

Danh ca Bạch Yến, phu nhân GS Trần Quang Hải, rất tự hào kể về người con gái thuộc thế hệ trẻ lớn lên ở xứ người nhưng về nhà chỉ nói tiếng Việt, vẫn biết thưa ba, thưa mẹ, đến bữa mời cơm người lớn... như ở quê hương. Khi chọn ngoại ngữ trong chương trình trung học, cô cũng chọn tiếng Việt. Chuẩn bị tốt nghiệp tú tài, chỉ quen nghe giọng Bắc, giọng Nam, cô giáo hướng dẫn trớ trêu lại là... người Huế.

Bước qua những bỡ ngỡ lúc đầu, con gái GS Hải vượt qua kỳ thi với số điểm rất cao và phần thưởng lớn hơn là đã nghe được nhiều làn điệu của “tiếng quê mình”.

Yêu tiếng Việt không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng cả sự trân trọng đối với tài sản của cha ông. Mọi lý do giải thích cho việc dùng sai tiếng Việt, dùng tiếng nước ngoài vô tội vạ đều chỉ là ngụy biện.

Nhiều bài dân ca, vọng cổ đã lưu truyền nhiều năm trong dân gian, phát sinh nhiều dị bản, điều đó cũng là bình thường. Nhưng nếu không có kiến thức về tiếng Việt, không chịu tìm hiểu ngọn nguồn thì không thể tránh khỏi việc hát sai khiến tác phẩm trở thành vô nghĩa hoặc gây phản cảm. Như trong bài Dạ cổ hoài lang có nơi hát là “chàng dù xa ong bướm”, tôi cho là chưa chính xác bởi vì chuyện ong bướm là chuyện gái trai trăng gió, không thể dùng để nói về tình cảm vợ chồng.

Đúng ra phải hát là “chàng dù (dầu) say ong bướm”, nghĩa là dù cho chàng trên đường xa có lúc nào đó ngả lòng say mê chuyện bướm ong vụn vặt thì cũng “xin đó đừng phụ nghĩa tào khang”.

Tính vọng ngoại xuất hiện trong đời sống, lan tràn vào cả văn hóa nghệ thuật, trở thành một mối nguy với ngôn ngữ nước nhà. Nhiều bản tân nhạc hôm nay chèn tiếng nước ngoài, nhiều tờ báo cũng viết tiếng Anh khi không thật sự cần thiết.

Tôi không tự đề cao mình, nhưng trong suốt bao nhiêu năm sống ở Pháp tôi vẫn nói tiếng Việt, không hề lẫn lộn. Những buổi sinh hoạt văn nghệ tại nhà tôi, tôi cũng nói bằng tiếng Việt. Thậm chí với cả những thuật ngữ chuyên môn tôi cũng dùng tiếng Việt khi tiếng Việt có thuật ngữ đó.

Ngôn ngữ là văn hóa. Trong cố gắng quảng bá văn hóa của đất nước, dân tộc mình ra với thế giới (từ đó tạo ảnh hưởng với thế giới), nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã tổ chức các lớp dạy tiếng của họ miễn phí cho người nước khác, hay như người Pháp xây dựng cả một cộng đồng các nước nói tiếng Pháp, thì chúng ta dường như vẫn đang lơ là với tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Đặt tiếng Việt trong tương quan với các ngôn ngữ khác và nhìn cách thế giới phổ biến, gìn giữ tiếng của họ rồi so với cách mình đang làm mới thấy hết những nguy cơ, mới sớm biết giật mình mà lo cho tiếng Việt.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Nói dai nói dài nói dại Bảo vệ tiếng Việt bắt đầu từ nhà trường Tiếng nước tôi Hãy nghiêm túc với tiếng Việt của chính mình Viết tiếp bài “Tiếng Việt dị dạng”: học sinh chưa coi trọng “chữ viết”Tiếng Việt đâu rồi?“MyHa xin chào các bạn”“Tiếng Việt đâu rồi?”: báo chí nên xem lại mình“Nói ngọng” và việc dạy phát âm đúngÔng, cháu và tiếng Việt

PHẠM THÀNH NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar