19/09/2017 20:41 GMT+7

Tiến sĩ hay không tiến sĩ?

HOÀNG PHI
HOÀNG PHI

TTO - Lao tâm khổ tứ hay bỏ ra cả đống tiền để có tấm bằng tiến sĩ nhưng lại không được công nhận là tiến sĩ, thật khổ tâm. Vì sao như vậy?

Tiến sĩ hay không tiến sĩ? - Ảnh 1.

Câu chuyện thời sự vẫn đang là chuyện bằng cấp tiến sĩ của một quan chức vừa mới bị đề nghị kỷ luật vì có nhiều sai phạm.

Tấm bằng tiến sĩ Quản trị kinh doanh của trường California Southern University từ lâu đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. 

Tuy nhiên, với không ít người, đó vẫn là mong muốn. 

Điều cần nói rõ là đó không phải bằng giả, bằng bất hợp pháp mà là bằng thật vì được các trường đại học hoạt động hợp pháp cấp.

Vấn đề là, dù đó là đại học ở Mỹ, Anh, Đức... nhưng đại học này không được thừa nhận, chưa được kiểm định chất lượng...

Vậy là những người có bằng tiến sĩ này đứng giữa tình trạng khá oái oăm: Tiến sĩ mà không phải tiến sĩ.

Lấy thí dụ về một chuyện có thật ở một ngồi trường lớn tại TP.HCM.

Theo quy định, muốn dạy cử nhân thì phải có bằng thạc sĩ, muốn dạy thạc sĩ thì phải là tiến sĩ, vì thế có giảng viên buộc phải có được tấm bằng bằng mọi giá. Vậy là, người thi, người tìm học bổng đi nước ngoài, người "chạy"...

Có trường hợp, một giảng viên đi vay tiền và trong thời gian ngắn đã lấy được tấm bằng tiến sĩ nước ngoài. Nhưng những người làm khoa học, các tiến sĩ thiệt, vốn lao tâm khổ tứ với các công trình học thuật, mới có được học vị cao đó khó mà chấp nhận. 

Giới khoa học không công nhận, và hệ thống giáo dục, công chức cũng không công nhận các tấm bằng đó. Nhưng trong xã hội, họ vẫn là tiến sĩ  với tấm bằng ghi rõ chức danh này.

Trong các cuộc tranh luận về thị trường giáo dục và bằng cấp cũng nảy ra những tranh cãi về chuyện người học (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) là sản phẩm của trường hay khách hàng của doanh nghiệp trường?

Về điều này, có thể dẫn câu trả lời từ đại học Harvard, Mỹ: Chúng tôi coi các bạn vừa là sản phẩm vừa là khách hàng.

Sản phẩm bởi đó là quá trình đào tạo 2 năm, 4 năm, và những học viên ra trường có thương hiệu Harvard nổi tiếng.

Khách hàng là bởi số tiền học phí không hề nhỏ, và họ đã trả nhiều tiền để đi học kinh doanh có được học vấn, kiến thức tốt.

Thị trường giáo dục bằng cấp tiến sĩ ở ta cũng đầy những tranh luận như vậy. 

Một học viên, muốn lấy một tấm bằng tiến sĩ, theo tôi, có ít nhất 4 lựa chọn.

Đầu tiên, họ có thể thi tuyển, đăng ký vào các trường tốt, và kỳ thi sẽ rất khó khăn, số lượng chọi cao, hội đồng tuyển chọn nghiêm túc.

Nếu không được, năm sau, kỳ sau, họ có thể lựa chọn các trường tốp dưới được phép đào tạo tiến sĩ, để thử sức.

Nếu không được nữa, sự lựa chọn sẽ quay sang các viện nghiên cứu, trung tâm liên kết với các trường đại học có chức năng đào tạo hệ này.

Cuối cùng, giả sử, người ham học đó vẫn không chen chân nỗi, thì cũng đừng vội thất vọng vì ánh sáng cuối đường hầm đó chính là những tấm bằng "danh giá" từ các trường nước ngoài như California Southern University chẳng hạn.

HOÀNG PHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Đặng Thành Tâm nắm quyền kiểm soát Trump International Việt Nam

Một công ty con của ông Đặng Thành Tâm đã góp 99% vốn điều lệ thành lập CTCP Trump International Việt Nam.

Công ty của ông Đặng Thành Tâm nắm quyền kiểm soát Trump International Việt Nam

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Ông Nguyễn Văn Hợp, chủ tịch HĐQT Haforexim (sinh năm 1957), cho biết lý do rút lui khỏi công ty vì sức khỏe không đảm bảo.

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Cầu Rạch Miễu 2 rút ngắn tiến độ được 6 tháng, giảm 50% chi phí

Cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp - Vĩnh Long nhờ tự chủ được công nghệ, thiết kế, máy móc thiết bị thi công nên đã tiết kiệm được khoảng 50%, tổng vốn đầu tư chỉ hơn 6.810 tỉ đồng.

Cầu Rạch Miễu 2 rút ngắn tiến độ được 6 tháng, giảm 50% chi phí

Bất hợp lý tiền đất bổ sung: Đừng để 'quýt làm cam chịu'

Các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cần bãi bỏ hoàn toàn quy định truy thu tiền đất bổ sung trong trường hợp lỗi thuộc về cơ quan nhà nước.

Bất hợp lý tiền đất bổ sung: Đừng để 'quýt làm cam chịu'

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Các vụ tấn công vào máy tính được sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp tại các công trình xây dựng và nhà máy, đang gia tăng mạnh.

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Khai phá sức mua của 'siêu đô thị' TP.HCM

Sở Công Thương TP.HCM và báo Tuổi Trẻ đã tổ chức tọa đàm 'Không gian phát triển TP.HCM - động lực từ xây dựng chuỗi cung ứng và bán lẻ'.

Khai phá sức mua của 'siêu đô thị' TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar