22/02/2024 15:19 GMT+7

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, người sáng lập 'Trường doanh thương Trí Dũng' qua đời

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng là trí thức dành nhiều tâm huyết, tiên phong mở trường tư thục chuyên đào tạo về kinh tế, thương mại tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng

Theo tin từ gia đình, tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng đã từ trần vào lúc 12h12 (giờ Việt Nam), ngày 21-2-2024 do bệnh hiểm nghèo tại Nhật, thọ 77 tuổi.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng sinh năm 1948 tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Hitotsubashi ngành quản lý công học Ban Phó tiến sĩ, tốt nghiệp Đại học Tsukuba ngành kế lượng kế hoạch Ban tiến sĩ.

Cuối năm 1975, ông thuộc nhóm một số Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt Nam mời về thăm quê hương, hiến kế giúp đất nước qua giai đoạn khó khăn sau cuộc chiến.

Ông từng là chuyên viên phát triển kinh tế của Liên Hiệp Quốc UNCRD. Năm 1988, ông mở trường tư thục chuyên đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh thương mại tại Việt Nam, hay còn gọi là "Trường doanh thương Trí Dũng" 

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng là chủ tịch sáng lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều, chủ tịch Javinet chương trình hợp tác Việt - Nhật.

Những năm 1990, ông khởi xướng chương trình "Giấc mơ Việt Nam" với nhiều hoạt động kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.

Ông sáng lập Vườn Minh Trân tại TP.HCM, một không gian văn hóa làng quê Việt Nam, trở thành điểm đến cho nhiều chương trình học tập hay giao lưu, đón tiếp đối tác nước ngoài đến giao lưu văn hóa.

Năm 2015, tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng được Nhật trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, nhằm vinh danh những cống hiến của ông trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Nhật.

Theo chương trình tang lễ tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, lễ nhập quan sẽ diễn ra lúc 14h (giờ VIệt Nam) ngày 23-2-2024 tại Nhật. Lễ di quan và hỏa táng vào lúc 14h (giờ Việt Nam) ngày 24-2-2024 tại Nhật.

Tại Việt Nam, lễ viếng bắt đầu vào lúc 8h từ ngày 24-2 đến 18h ngày 26-2 tại vườn Minh Trân, số 51 Trần Thị Trọng, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM.

Nặng lòng với đồng bằng

TT - Nói đến đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người thường hình dung một vùng đất hào sảng trù phú ngày đêm tấp nập tàu thuyền xuôi ngược chở đầy sản vật đi khắp nơi. Và chúng ta đều cảm thấy nặng lòng với vùng đất này, vì chén cơm dẻo, con cá tươi, đĩa trái cây ngon ngọt... đều được làm ra từ những giọt mồ hôi của người nông dân châu thổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar