27/09/2022 09:39 GMT+7

Tiến sĩ 'lỗ hổng bảo mật phần mềm'

TRẦN HUỲNH thực hiện
TRẦN HUỲNH thực hiện

TTO - Ba năm rưỡi trước, Lê Huỳnh Minh Triết đến Úc với học bổng toàn phần nghiên cứu sinh ĐH Adelaide và anh vừa nhận bằng tiến sĩ cách đây ít ngày.

Tiến sĩ lỗ hổng bảo mật phần mềm - Ảnh 1.

Lê Huỳnh Minh Triết cùng ba trong ngày nhận bằng tiến sĩ - Ảnh: NVCC

Chia sẻ cùng Tuổi Trẻ về hành trình từ đại học thẳng lên tiến sĩ, tân tiến sĩ 27 tuổi cho biết:

- Tôi có cơ hội nghiên cứu cùng PGS.TS Huỳnh Kim Lâm. Việc tốt nghiệp thủ khoa kỹ sư công nghệ thông tin cho tôi nhiều cơ hội, đặc biệt được nộp hồ sơ học lên tiến sĩ mà không qua cao học. 

Tôi nộp hồ sơ nhiều trường ở Úc, Singapore và một số nước châu Âu. Tôi nhận kết quả trúng tuyển học bổng khi đang nghiên cứu tại Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST (trong 10 tuần) của ĐH Adelaide (Úc) và ĐH Quản lý Singapore (SMU). 

Và tôi quyết định chọn ĐH Adelaide vì có nhiều cơ hội để ứng dụng, phát triển kiến thức của mình về máy học và khai phá dữ liệu để giải quyết các bài toán thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, an ninh mạng.

Sửa lỗ hổng bảo mật

* Luận án tiến sĩ của bạn được đánh giá rất cao, liệu có thể ứng dụng ra sao ở nước ta?

- Luận án của tôi tập trung vào xây dựng các mô hình máy học để cung cấp thông tin và tự động hóa việc đánh giá lỗ hổng bảo mật trong các hệ thống phần mềm. 

Tôi cho rằng đề tài này có khả năng ứng dụng cao tại Việt Nam vì nước ta đang trong quá trình thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm trong sản xuất cũng như đời sống hằng ngày.

Các phần mềm này có thể ẩn chứa những lỗ hổng bảo mật, chẳng hạn thông tin người dùng có thể bị đánh cắp. Nghiên cứu của tôi sẽ góp phần giúp việc sửa các lỗ hổng bảo mật trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, cũng là giúp giảm thiểu khả năng các hệ thống phần mềm bị khai thác và hạn chế thiệt hại về nhiều mặt cho các tổ chức, cá nhân.

* Ba năm rưỡi để hoàn thành luận án tiến sĩ, công bố tám bài báo quốc tế, con đường nghiên cứu của bạn khá thuận lợi?

- Thực ra tôi đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vài lần hụt hẫng, thất vọng khi những công trình của mình và nhóm nghiên cứu nhiều tháng, thậm chí cả năm trời bị từ chối công bố tại các hội nghị và tạp chí chuyên ngành. 

COVID-19 cũng gây không ít trở ngại, trường đóng cửa nên tôi phải làm việc tại nhà thời gian dài ảnh hưởng đáng kể tiến độ công việc.

Việc xác định tư duy đúng đắn khi đối mặt với thử thách và thất bại là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôi vượt qua các thử thách để hoàn thành chương trình tiến sĩ. Sau mỗi kết quả không như ý, tôi cố gắng nghiền ngẫm xem mình đã sai ở đâu để chỉnh sửa và cải thiện cho đến khi đạt được kết quả tốt nhất.

Làm người kết nối

* Dự định sắp tới của bạn?

- Trước mắt, tôi tiếp tục ở lại Úc một thời gian để làm nghiên cứu sau tiến sĩ và tìm kiếm cơ hội làm giảng viên, nghiên cứu ở đại học hoặc viện nghiên cứu. Dĩ nhiên tôi luôn chú ý và cân nhắc cơ hội để về nước làm việc.

Nhưng ngay cả khi không ở Việt Nam mình vẫn có thể đóng góp phần nào sức lực cho nền khoa học và công nghệ nước nhà. Tôi có thể tạo cầu nối cho những sinh viên tiềm năng trong nước tiếp cận với các nước phát triển để làm nghiên cứu, cũng như hỗ trợ hợp tác về giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và an ninh mạng, kết nối với chuyên gia trên thế giới.

* Lựa chọn nghiên cứu sau đại học đang rất được các bạn trẻ quan tâm, bạn có thể chia sẻ gì từ kinh nghiệm bản thân?

- Bây giờ chỉ cần 5-10 phút bạn có thể tìm thấy trên Internet rất nhiều chia sẻ và bí quyết để học lên cao hơn, đặc biệt là bậc tiến sĩ. Tôi chỉ muốn chia sẻ một ý đúc kết từ những kinh nghiệm cá nhân là "Good things take time" (Để đạt kết quả tốt thì luôn cần thời gian).

Học tiến sĩ và làm nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ là chặng đường dài và nhiều chông gai, cần đặt mục tiêu và luôn cố gắng cho mục tiêu đó. Chắc chắn có lúc bạn mệt mỏi, thậm chí muốn bỏ cuộc nhưng chỉ cần không ngừng nỗ lực vì mục tiêu đã định, tôi tin công sức của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Lê Huỳnh Minh Triết khá "đình đám" khi sở hữu sáu bài báo quốc tế từ thời sinh viên và nhận số điểm luận văn tuyệt đối (100/100), tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nói về hành trình vừa qua, anh Triết cho biết mỗi bài báo minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực của bản thân nhưng điều tâm đắc nhất là mỗi bài học, trải nghiệm và sự tiến bộ của chính mình qua từng ngày.

"Làm khoa học không chỉ dành thời gian trong lab hoặc chạy thí nghiệm mà biết cách chia sẻ công trình nghiên cứu bằng nhiều hình thức khác nhau cũng vô cùng quan trọng. Điều đó giúp giới thiệu kết quả đến cộng đồng, cũng là dịp thu hút sự hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài. Điều cần thay đổi là tôi sẽ chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng giao tiếp" - tiến sĩ Triết nói.

Thủ khoa cùng 6 bài báo quốc tế

TTO - Đó là bạn Lê Huỳnh Minh Triết, sinh viên khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).

TRẦN HUỲNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar