12/07/2021 12:30 GMT+7

Tiêm vắc xin 70% hay 90% dân số?

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Mới đây, Hội đồng khoa học Pháp cho rằng chỉ có thể kiểm soát đại dịch khi 90-95% dân số được tiêm vắc xin hoặc có miễn dịch tự nhiên sau nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin 70% hay 90% dân số? - Ảnh 1.

Khai báo đã tiêm vắc xin tại một lễ hội âm nhạc ở Carhaix-Plouguer, Pháp ngày 8-7 - Ảnh: AFP

Liên minh châu Âu (EU) đã phân phối đủ vắc xin COVID-19 cho 27 nước thành viên để đạt mục tiêu chung là tiêm đầy đủ cho ít nhất 70% người trưởng thành. Thách thức còn lại của EU là tăng cường tiêm chủng và thuyết phục người dân còn chần chừ đi tiêm.

Tuy nhiên, tỉ lệ 70% vẫn đang gây tranh cãi. Mới đây, Hội đồng khoa học Pháp cho rằng chỉ có thể kiểm soát đại dịch khi 90-95% dân số được tiêm vắc xin hoặc có miễn dịch tự nhiên sau nhiễm bệnh.

Nâng dần mục tiêu

Theo báo The Guardian, hôm 10-7, bà Ursula von der Leyen - chủ tịch Ủy ban châu Âu - khẳng định EU đang trên lộ trình đạt được mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho 70% người trưởng thành vào mùa hè năm nay khi khoảng 500 triệu liều vắc xin đã được phân phối trên toàn khối trong ngày 11-7.

EU cũng có kế hoạch sẽ cung cấp thêm vắc xin cho các nước thành viên, đặc biệt là những loại vắc xin hiệu quả với biến thể mới. Thông tin này từ bà Leyen gợi ý rằng EU sẽ không ngừng ở mục tiêu tiêm cho 70% người trưởng thành mà sẽ hướng đến các mốc cao hơn.

Ngưỡng đạt miễn dịch cộng đồng khác nhau với từng loại bệnh. Với nhiều điều còn chưa biết về SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, các chuyên gia hy vọng khi có 60-90% người dân có miễn dịch, dù là nhờ vắc xin hoặc do bị nhiễm bệnh, nơi đó sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng.

Ngưỡng này có thể tăng lên dần đến 80-90% khi các biến thể của SARS-CoV-2 lây lan nhanh hoặc độc tính mạnh hơn xuất hiện. 

Vậy nên mới đây, tiến sĩ Mike Ryan - giám đốc Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng cần ít nhất 80% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các đợt bùng phát mới, hay nói cách khác là đạt miễn dịch cộng đồng.

Bác sĩ Anthony Fauci - chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ - cho biết trên Đài CNN rằng mốc 70-85% dân số tiêm vắc xin là cần thiết để có miễn dịch cộng đồng với virus và không phải lo ngại về các ổ dịch lớn. 

Đối với Mỹ, để có thể đạt tỉ lệ 70% tiêm vắc xin đầy đủ, quốc gia này phải cố gắng đi từng nhà, vận động từng khu phố có tỉ lệ tiêm chủng thấp suốt mùa hè này.

Tại Pháp, làn sóng thứ tư liên quan đến biến thể Delta có thể ập đến nhanh chóng, gây hậu quả cho hệ thống y tế mặc dù mức độ tiêm chủng cao. 

Hội đồng khoa học Pháp cảnh báo và cho rằng đại dịch có thể không thể kiểm soát trừ khi 90-95% người dân được tiêm vắc xin hoặc có miễn dịch tự nhiên do nhiễm bệnh.

Khi tỉ lệ miễn dịch cộng đồng càng cao thì người dân trong cộng đồng, những người không thể tiêm (vì các vấn đề sức khỏe không cho phép họ tiêm hoặc chưa đủ tuổi tiêm) càng được bảo vệ và khả năng xuất hiện các đợt bùng phát lớn càng ít.

Châu Âu tăng mạnh ca nhiễm

Tại Pháp, sau khi giảm từ mốc hơn 42.000 ca nhiễm mỗi ngày vào thời điểm giữa tháng 4-2021, xuống chỉ còn hơn 2.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng 6, số ca nhiễm COVID-19 mới trung bình trong tuần ở Pháp đã tăng lên nhanh chóng từ tháng 7 và tăng hơn 50% mỗi ngày, một xu hướng tương tự như giai đoạn đầu của các đợt dịch trước.

Cho đến nay, chỉ khoảng 50% dân số Pháp đã tiêm ít nhất một liều vắc xin và 40% dân số tiêm đủ hai liều. Chính phủ Pháp hy vọng 2/3 dân số, tương đương khoảng 35 triệu người, sẽ được tiêm vắc xin đầy đủ vào cuối tháng 8-2021.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy biến thể Delta làm giảm hiệu quả của vắc xin trong giảm triệu chứng bệnh nhưng hai liều vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong ngăn ngừa các ca bệnh nặng và tử vong.

Haute Autorité de Santé, tổ chức có vai trò giám định hệ thống các bệnh viện tại Pháp, kêu gọi thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 bắt buộc với tất cả nhân viên y tế và các chuyên gia khác tiếp xúc với những người dễ bị nhiễm COVID-19, một nỗ lực để tăng tỉ lệ tiêm chủng.

Theo tổ chức này, dù số ca nhiễm mới và áp lực lên hệ thống bệnh viện đang ở mức khá thấp, động lực của dịch bệnh ở Pháp là đáng kể và có thể nhanh chóng làm tình hình xấu đi.

Viện hàn lâm y học quốc gia Pháp cũng kêu gọi nhà chức trách tiêm vắc xin bắt buộc với những người từ 12 tuổi trở lên.

Tại Anh, cập nhật ngày 10-7 cho thấy số ca nhập viện do COVID-19 của quốc gia cũng tăng 57% và số ca nhiễm tăng 30% sau một tuần lên 32.367 trường hợp. 

Một số nhà khoa học lo ngại về quyết tâm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế, bỏ các biện pháp hạn chế, kể cả đeo khẩu trang vào ngày 19-7.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson dường như sẽ không thay đổi ý định với lý do tỉ lệ tiêm vắc xin cao với khoảng 68% dân số đã tiêm ít nhất một liều, có tác dụng bẻ gãy mối liên hệ giữa các trường hợp nhiễm và mắc bệnh nặng hoặc tử vong.

Thông điệp trong ngày 11-7 của Chính phủ Anh là người dân không được quên sự tồn tại của virus nhưng cần hành xử cẩn trọng theo các hướng dẫn an toàn khi quay lại cuộc sống bình thường.

Không tiêm vắc xin sẽ khiến virus biến đổi

Người không tiêm vắc xin không chỉ mạo hiểm sức khỏe của họ mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho mọi người nếu họ bị nhiễm virus corona.

Tiến sĩ William Schaffner - giáo sư khoa các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) - cho biết những người không tiêm chính là những nhà máy sản xuất biến thể virus tiềm năng. Càng nhiều người không tiêm, càng có nhiều cơ hội cho virus sinh sôi và biến đổi.

Ngược lại, khi virus không thể lây lan (nhờ nhiều người được bảo vệ từ vắc xin) cơ hội để chúng biến đổi ít đi. Tháng trước, WHO cũng cảnh báo chúng ta càng để cho virus lây lan, càng có nhiều cơ hội cho chúng biến đổi, và những biến đổi này rất khó lường.

Phát động chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất lịch sử, dành ngay 1 triệu liều của Mỹ cho TP.HCM

TTO - Với lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc, Việt Nam đã tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX, trong đó ưu tiên 1 triệu liều cho TP.HCM.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 5-7: Ông Trump ký ban hành siêu luật, Hamas sẵn sàng đàm phán ngừng bắn

Ông Trump ký ban hành dự luật "Lớn và Đẹp" vào Quốc khánh Mỹ; Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine mất điện hoàn toàn, cảnh báo nguy cơ hạt nhân; Hamas sẵn sàng đàm phán ngay để ngừng bắn ở Gaza... là một số tin tức thế giới sáng 5-7.

Tin tức thế giới 5-7: Ông Trump ký ban hành siêu luật, Hamas sẵn sàng đàm phán ngừng bắn

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Merz đã có các cuộc điện đàm với ông Trump trong ngày 4-7. Chính phủ Đức cho biết đã thảo luận đề xuất mua các hệ thống Patriot từ Mỹ để chuyển cho Ukraine.

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tái khẳng định nhất quán coi Mỹ là một trong những đối tác có tầm quan trọng chiến lược, sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển hiệu quả, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực.

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar