26/01/2019 10:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiệc tất niên: Không đi thì sợ mất lòng!

HẰNG NGA
HẰNG NGA

TTO - Những bữa tiệc tất niên ấm áp hoặc linh đình, giúp mọi người thêm cảm xúc tốt đẹp, tinh thần phấn chấn bước sang năm mới. Cũng có những buổi tất niên kết nối cộng đồng không cần tiệc tùng tốn kém.

Tiệc tất niên: Không đi thì sợ mất lòng! - Ảnh 1.

Tiệc tất niên với các trò chơi dân gian qua chủ đề “Hội trại xuân” chào năm mới xuân Kỷ Hợi 2019, được tổ chức tại Công ty Hợp Điểm - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Sự kết nối giữa người với người và kết nối cộng đồng có từ chia sẻ thật sự từ tâm, không phải ăn uống tiệc tùng hoành tráng hay bia rượu đến mức “không say không về”. Tất niên cùng nhau, đâu chỉ ở những bữa tiệc.

Nơi nơi làm tiệc tất niên, đủ kiểu tiệc tùng, trao tặng, biếu xén. Một dịp gặp gỡ nhiều khi thành ra lãng phí nếu không chừng mực.

"Tháng không cơm nhà"

Đó là thời gian từ giữa tháng chạp trở đi, "cao điểm" những bữa tiệc liên hoan tất niên. Đủ kiểu tất niên mọi nơi: từ nhà hàng sang trọng đến quán bình dân, ở nơi làm việc đến nhà riêng. 

Ở các quận vùng ven TP.HCM, người ta tận dụng những con đường rộng để dựng rạp một bên (như đám cưới) tổ chức liên hoan cuối năm. 

Chung cư thì có "tất niên lầu". Gần nhà tôi còn có tiệc "tất niên hẻm" do cư dân sống ở đó rủ nhau làm. Rồi như một phong trào, tiệc ở đâu cũng không thiếu dàn âm thanh "khủng" hoặc loa thùng di động để "hát với nhau"…

Tiệc tất niên là cơ hội để mọi người vui vẻ sau một năm làm việc bận rộn, tạo sự gắn bó, đoàn kết. Cơ quan, doanh nghiệp tranh thủ mời đối tác đến giao lưu, duy trì quan hệ làm ăn. Người thân, bạn bè có dịp gặp gỡ trò chuyện… Tuy nhiên, khi tiệc tùng bị lạm dụng quá mức sẽ gây ra sự mệt mỏi cho khách mời và cả gia chủ.

Bạn tôi đang làm nhân viên của một cơ quan nhà nước cấp quận. Năm nào cũng vậy, tháng này là tháng ít ăn cơm nhà. Hết các cơ quan của quận lại đến phường mời. Hơn chục phường cũng là hơn chục bữa tiệc. 

Năm nay, anh phải xin nghỉ phép để "trốn" tiệc tất niên, hễ có cuộc điện thoại mời mọc anh đều trả lời rằng đang ở ngoài quê. 

Sếp tôi vốn là người nhiệt tình, vẫn phải than thở khi tiệc tất niên gần kín những ngày giáp tết. Nhiều hôm trong một buổi chiều mà phải "chạy sô" dự ba tiệc là chuyện thường tình. Không đi thì sợ mất lòng.

Tất niên nghĩa tình

Tôi nghĩ, tiệc tất niên nên tổ chức vừa đủ vui, tiết kiệm, lành mạnh. Mỗi cơ quan có thể chọn một thời điểm thích hợp tiến hành buổi họp mặt cuối năm, có trái cây, ăn uống nhẹ, ít tốn kém, không có cảnh say sưa quá chén. 

Tiệc nào cũng không thể thiếu bia, lại còn ép nhau uống hết khả năng mới vui, cho nên chưa no "mồi" đã no bia. Thức ăn thành thừa mứa, nhiều món dư đến hơn nửa, rất lãng phí. Và việc tiệc tùng cũng chiếm quá nhiều thời gian. 

Giữa tất bật cuối năm, nhiều khi không đủ thời gian lo việc nhà nhưng vẫn phải dành thời gian đi tiệc tất niên. Có những bữa tiệc tổ chức ăn uống đến tận khuya. 

Nhiều người phải mất nhiều giờ cho một bữa liên hoan. Con số ấy đem nhân lên với hàng trăm ngàn người, thiệt hại không nhỏ cho gia đình và xã hội.

Trong lúc nhiều nơi no say, thừa thãi đến phát ngán với những bữa tiệc ê hề cũng là lúc nhiều chuyến xe hối hả chở theo những tấm lòng vàng mang tết đến cho người dân nghèo vùng xa, vùng cao. 

Một bữa tiệc tất niên có đủ mâm bàn ở cơ quan cũng vài chục triệu đồng. Một lon bia đủ cho người nghèo ăn bữa cơm. Nếu bớt một chút dành cho hoạt động từ thiện, nhường cơm sẻ áo thì thật ý nghĩa và chắc chắn được nhận lại hạnh phúc.

Tôi từng biết có nhiều cơ quan nghĩ ra cách làm rất hay. Cuối năm tiến hành cho cán bộ nhân viên và gia đình họ tham quan các khu di tích lịch sử, công viên văn hóa, thăm bệnh nhi ung thư, làng SOS… hoặc tổ chức thi trò chơi dân gian ngay tại nơi làm việc với phần thưởng (hàng gia dụng có giá trị) xứng đáng để động viên tinh thần người tham gia. 

Kinh phí thực hiện không nhiều nhưng quan trọng là đã chi đúng người đúng việc, mang đầy tính nhân văn. Xong chương trình, tất cả vui vẻ chia tay mà vẫn đảm bảo sức khỏe để tiếp tục làm công việc nhà trong những ngày cuối năm.

Bác hàng xóm của tôi, tết năm nào cũng mua dầu ăn, nước mắm làm quà cho những người ở trọ nhà mình. Đó cũng là kiểu tất niên đầy gắn kết, nghĩa tình. Việc làm thiết thực ấy được mọi người ủng hộ, cho nên có nhiều sinh viên đến ở từ lúc mới vào đại học, ra trường đi làm tại quận khác nhưng vẫn tiếp tục thuê phòng của bác như gia đình thân thuộc. 

Tình người giản dị, không cần quá hình thức song đã khiến những người dưng trở nên thân thiết như ruột thịt.

TTO - Tất bật lo khăn gói về quê đón tết cùng gia đình, sinh viên vẫn không quên làm tiệc tất niên chia tay bạn bè với những cách thú vị theo kiểu 'rất sinh viên'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar