24/07/2011 06:34 GMT+7

"Tiệc mừng" thủ khoa: bữa bún cá ngừ!

BẢO TRUNG
BẢO TRUNG

TT - “Thịt bò, thịt heo hồi giờ ít ăn nên ít thèm, năm anh em rất thèm một bữa cá ngừ kho ngọt ăn với bún, em xin mẹ bớt khoản tiền đó làm một bữa liên hoan cả nhà” - Đỗ Văn Lực, thủ khoa khối C Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, kể đã xin mẹ tổ chức “tiệc” như thế.

Phóng to

Lực chăm sóc đàn heo, nguồn “học phí” đại học của mình - Ảnh: B.Trung

Nghe con đề nghị vậy mẹ Lực nghẹn ngào, lại kéo áo chậm nước mắt mắng yêu các con: “Thấy vậy cũng tốn bốn năm chục ngàn đó con, coi như mất cái áo sơmi cho anh chúng mày đấy, mà thôi, bữa chia tay, mẹ làm”. Nghe mẹ nói, cả năm anh em Lực ôm nhau hò reo.

Niềm vui lan khắp quê nghèo

Chiều 22-7, nghe báo tin học trò mình đậu thủ khoa với 21 điểm, thầy Châu Văn Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát (Bình Định) - vội gọi điện báo tin vui cho các thầy cô trong trường. “Trường mình mới thành lập, năm đầu tiên có lớp 12, vừa rồi có bốn học sinh giỏi cấp tỉnh, không ngờ giờ có thêm học sinh đậu thủ khoa nữa” - thầy Phú hân hoan.

Thầy Hà Văn Ái, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A8, chạy đến tận nhà học trò báo tin vui. Hai mẹ con Đỗ Văn Lực vừa làm cỏ mì ngoài đồng về, nghe tin, bà Hoa - mẹ Lực - chỉ kịp buông cây cuốc ngồi khóc nức nở: “Vậy là cháu đậu rồi hả thầy, thủ khoa là điểm cao hả thầy, có thật vậy không, thầy có nghe nhầm tên cháu không?”.

Các thầy cô Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo liên tục nhận tin nhắn chúc mừng. Một ngôi trường khuất nẻo ở phía tây huyện Phù Cát, học trò thôn quê nghèo khó, thiếu thốn mọi thứ vậy nên lúc đầu nghe tin, các thầy cô ở thị trấn huyện Phù Cát, TP Quy Nhơn cũng nửa tin nửa ngờ.

Mờ sáng hôm sau, ba của Lực, ông Đỗ Văn Lộc là bộ đội đang công tác ở Tây nguyên, vội vàng chạy về với con. “Anh em trong đơn vị mừng lắm, cho tui nghỉ phép một tháng về nhà lo cho cháu, bao năm trời công tác ở Tây nguyên xa con đã lâu, giờ muốn gần con ít ngày trước khi nó vào Sài Gòn học” - ông Lộc nói.

Quê nghèo. Thôn Tân Hóa, xã Cát Hanh lại càng nghèo. Nơi đây quanh năm cháy nắng, đất cát bạt màu chỉ trồng được cây mì. “Giá cả bấp bênh lắm, năm mì được giá thì thong thả một chút, có năm không ai mua, gần chục ký mì củ mới đổi được ký gạo nuôi con. Ơn trời, vợ chồng tui nghèo khổ ráng nuôi các con ăn học, bữa đói bữa no qua ngày, thiệt tình không dám mơ ước cháu đỗ đạt cao” - bà Hoa vui mừng nghẹn ngào kéo vạt áo chùi nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của người mẹ tảo tần sớm hôm.

Thèm mua tuyển tập Nam Cao

Lực là con lớn trong nhà. “Vắng cha, tui quanh năm quần quật ngoài đồng bãi, cháu hết giúp mẹ ngoài đồng về nhà lo dạy dỗ bốn đứa em rồi chăm bầy heo, lo cơm nước - bà Hoa kể - Lực giỏi lắm, nó như lao động chính trong nhà, còn biết khâu vá quần áo cho các em nữa đấy. Đứa lớn mặc quần áo vừa chật là dành cho đứa liền kề, tui lo chạy ăn cho bầy con ngày ba bữa đã hụt hơi, lấy đâu ra tiền mua quần áo, dép mũ”.

Lực nói vui: “Quê em nghèo, nhà nào cũng vậy thôi, có phải riêng nhà mình nghèo đâu mà tủi thân. Nhiều bạn trong xóm khổ tới mức không thể đi học được, em được đi học là sướng rồi, dù chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, dù đôi dép đã rách mẹ chưa có tiền mua, nhưng đến trường là may mắn lắm”. Ba năm học là cả ba năm Đỗ Văn Lực được bầu làm lớp trưởng. Luôn gương mẫu, đi đầu các phong trào lớp, các hoạt động Đoàn trường.

Một bầy heo thịt sau vườn do Lực chăm sóc đã lớn. Bà Hoa nói con sắp vào đại học nên 3-4 tháng trước lo mua heo giống nuôi dần, chắt chiu từng ngọn lá mớ rau, cốt để dành cho con. Nuôi heo vất vả mà run lắm, dịch bệnh bất ngờ không dám nói trước, may mà không sao, chưa đủ lớn nhưng nay mai kêu bán lấy tiền cho cháu vào Sài Gòn học.

“Mấy ngày thi đại học đầu tháng 7, tui gom góp cho cháu 650.000 đồng vô Quy Nhơn thi. Ở nhờ nhà người quen, dè sẻn chi tiêu, về nhà đưa lại cho mẹ gần 300.000 đồng dặn mẹ để dành, con thi đậu mẹ cho con xin để nhập trường” - mẹ Lực kể. Nghe mẹ nói, Lực phân trần, hôm thi xong vào nhà sách muốn mua bộ tuyển tập Nam Cao về đọc nhưng xót tiền quá, nghĩ công cuốc cỏ mì mỗi ngày chỉ ba bốn chục ngàn đồng nên dằn lòng đem tiền về cho mẹ.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết nhà trường vừa quyết định trao học bổng toàn phần (toàn bộ học phí năm học đầu tiên lớp chất lượng cao trị giá khoảng 15 triệu đồng) cho bạn Nguyễn Trần Văn Quyện (nhân vật trong bài viết - Tuổi Trẻ ngày 23-7), thủ khoa Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quyện dự thi ngành sư phạm kỹ thuật điện tử, truyền thông với tổng số điểm 26,75.

Ngoài ra, Quyện sẽ còn được nhận học bổng thủ khoa do nhà trường và các doanh nghiệp trao tặng trong dịp khai giảng sắp tới.

BẢO TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Chiều 13-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar