06/04/2021 11:40 GMT+7

Tỉ lệ ghi sai chỉ số côngtơ giảm nhanh do xử nghiêm cán bộ, quy trình ngặt nghèo

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Ông Võ Quang Lâm - phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết tỉ lệ ghi sai chỉ số, lập và phát hành hóa đơn do lỗi chủ quan đã giảm nhanh do quy trình ngặt nghèo về kỹ thuật, quản lý của EVN.

Tỉ lệ ghi sai chỉ số côngtơ giảm nhanh do xử nghiêm cán bộ, quy trình ngặt nghèo - Ảnh 1.

Nhân viên Tổng công ty Điện lực TP.HCM kiểm tra côngtơ tại nhà khách hàng - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại buổi tọa đàm "Sử dụng điện mùa nắng nóng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm" do báo Thanh Niên tổ chức sáng 6-4, ông Võ Quang Lâm - phó tổng giám đốc EVN - cho biết tập đoàn này đã xử lý nghiêm những cán bộ có liên quan điến việc ghi sai chỉ số, lập và phát hành hóa đơn theo đúng quy trình kinh doanh, quy trình quản lý cán bộ của EVN.

Với những cán bộ liên quan đến việc ghi sai chỉ số, lập và phát hành hóa đơn sai, không thực hiện đúng theo quy trình kinh doanh, ông Lâm cho hay EVN đã xử lý nghiêm khắc. Đồng thời, EVN khắc phục ngay lập tức khi từ tháng 6-2020 đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về mặt kỹ thuật, quản lý để hạn chế tối đa việc ghi sai chỉ số, lập và phát hành hóa đơn sai.

Sau một thời gian theo dõi, ông Lâm cho biết đến nay tỉ lệ ghi sai chỉ số, lập hóa đơn sai đã giảm rất nhanh, rất mạnh do quy trình ngặt nghèo về kỹ thuật và quy trình ngặt nghèo về quản lý.

"Vào mùa nắng nóng, theo chỉ đạo của Cục Điều tiết điện lực và Bộ Công thương, chúng tôi tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong thời gian tới" - ông Lâm khẳng định.

Về tỉ lệ côngtơ điện tử có tính năng đo xa, ông Lâm cho biết tỉ lệ này chiếm 57% trên cả nước và dự báo đến hết năm 2021 tỉ lệ này sẽ tăng lên 60%, số còn lại sẽ lắp đến năm 2025.

Về quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến chỉ số côngtơ, ông Nguyễn Văn Lý - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam - cho biết hiện nay doanh nghiệp này cũng như các công ty phân phối điện của EVN xử lý khiếu nại khách hàng theo quy trình của EVN, dựa trên Luật điện lực.

Theo ông Lý, hóa đơn tiền điện tăng cao do chỉ số điện năng tiêu thụ tăng cao, nếu nghi ngờ côngtơ chạy không đúng thì phía EVN sẽ cử người đến kiểm tra tại nhà khách hàng trong vòng 3 ngày. Nếu côngtơ chạy sai, EVN sẽ điều chỉnh hóa đơn đúng thực tế, trả lại tiền dư cho khách hàng ngay sau đó một ngày.

Nếu khách hàng không đồng ý với kết quả này và đòi hỏi phải liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực ở địa phương, ông Lý cho hay trong vòng 15 ngày cơ quan nhà nước này có trách nhiệm phối hợp đưa côngtơ đi kiểm định. Sau 15 ngày, nếu chạy sai ngành điện sẽ tính toán lại để thoái hoàn cho khách hàng. Theo ông Lý, khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu ngành điện đến kiểm tra côngtơ ngoài giờ làm việc, thuận lợi cho khách hàng.

Ông Luân Quốc Hưng - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cho biết doanh nghiệp này đang triển khai côngtơ điện tử từ xa để khách hàng có thể theo dõi sản lượng điện từng ngày qua app trên di động. Theo ông Hưng, hiện cứ 10 người dùng điện thì đã có 8 người tại TP.HCM đã được lắp côngtơ đo xa và đều có thể theo dõi lượng điện sử dụng từng ngày rõ ràng và minh bạch thông qua app.

Dự kiến đến quý 3 năm nay, Tổng công ty Điện lực TP.HCM sẽ hoàn tất thay thế côngtơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa cho 100% khách hàng trên địa bàn TP.

Người dân tiêu thụ điện tháng 3 tăng gần gấp đôi so với tháng 2

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, sản lượng điện nhận bình quân ngày của tháng 3-2021 đạt 78,75 triệu kWh/ngày, cao hơn 40,39% so với bình quân tiêu thụ của tháng 2 là 56,09 triệu kWh/ngày. Từ giữa tháng 3 đã xuất hiện nhiều ngày có sản lượng điện nhận cao trên 80 triệu kWh/ngày, ứng với giai đoạn nền nhiệt tăng cao, với nhiệt độ cao nhất trong ngày đạt 35-36 độ C. Tổng công ty Điện lực TP.HCM dự báo sản lượng điện nhận bình quân ngày của tháng 4, 5, 6 năm nay tiếp tục tăng cao, đạt từ 79,7 đến 97 triệu kWh/ngày, tăng cao so với cùng kỳ. Trong đó, thành phần sinh hoạt hộ gia đình tiêu thụ tháng 4 so với tháng 3 sẽ tiếp tục duy trì mức tăng cao, dự kiến năm 2021 tăng 35,94% nên tiền điện các hộ gia đình sẽ theo xu hướng tăng cao trong các tháng mùa khô sắp đến.

Chủ tịch EVN cảnh báo điện gió

TTO - Các dự án điện gió Việt Nam đang chạy đua nước rút đóng điện trước ngày 31-10 để hưởng được mức giá ưu đãi 2.223 đồng/kWh kéo dài 20 năm.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar