20/04/2024 13:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tỉ giá USD tăng nóng, doanh nghiệp nhập khẩu đau đầu, méo mặt

Từ đầu tháng 4, tỉ giá USD liên tục tăng, có thời điểm kịch trần khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu "vật vã" với USD để thanh toán đơn hàng. Ngược lại, doanh nghiệp xuất khẩu được lợi.

Tỉ giá tăng nóng, giá bán USD bật tăng, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Tỉ giá tăng nóng, giá bán USD bật tăng, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Ngày 20-4, Tuổi Trẻ Online ghi nhận câu chuyện tác động của tỉ giá đến các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Phần lớn là khó khăn, lo ngại hơn thuận lợi.

Vật vã với USD

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho hay tỉ giá tăng nóng đang là "nỗi ám ảnh lớn" vì phải dùng đồng USD để nhập nguyên liệu, đặc biệt doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng, thiết yếu.

Là một nhà hàng lớn chuyên món ăn ngoại ở trung tâm quận 1 (TP.HCM) với các món chế biến từ thịt bò Mỹ, anh L.T.Nam (một cổ đông) cho biết đang xoay xở với giá nhập khẩu thịt bò Mỹ hiện nay.

"Nhà hàng không thể để đứt nguyên liệu. Các món thịt bò nhập từ Mỹ hiện nay giá quá cao. Ra chợ đen hay vào ngân hàng đổi USD đều cao, lô hàng sắp về, tuần trước chúng tôi phải 'chạy' cho ra USD để thanh toán đơn hàng. Vay anh em trong nhà, bạn bè, chúng tôi tạm thời cầm cố tài sản… để lấy USD", anh Nam nói.

Nằm trong danh sách "đau đầu" với tỉ giá, doanh nghiệp sữa cũng là một ví dụ. Sữa là mặt hàng thiết yếu, ngoài sữa nội địa thì sữa nhập, nhất là sữa công thức rất cần thiết ở thị trường Việt Nam.

Bà Lê Vân Mây, chủ tịch Tập đoàn Lotus Group (nhà nhập khẩu và phân phối thương hiệu sữa Morinaga tại Việt Nam), cho biết giá của một lon sữa Morinaga xuất xứ Nhật Bản, tùy theo lứa tuổi và trọng lượng, dao động mức từ 360.000 đồng đến gần 520.000 đồng/lon. 

"Không riêng phía công ty chúng tôi, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sữa khác cũng 'méo mặt'. USD bật tăng, chênh lệch mỗi đơn hàng đã hơn 10% so với trước, chưa kể nhiều chi phí khác cũng tăng", bà Mây giải thích.

Ngay cả các ngành tưởng như thế mạnh, như xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cũng phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài. Theo một lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Nuôi trồng thủy sản Việt Nam (VASEP), bình quân mỗi năm, ngành thủy sản phải chi hơn 300 triệu USD để nhập nguyên liệu.

Nhiều ngành hưởng lợi

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Công ty Kinh doanh gạch ốp lát Viglacera cho rằng khi tỉ giá tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu đương nhiên hưởng lợi, nhưng với doanh nghiệp xuất khẩu mà phải nhập khẩu nguyên liệu thì chuyện lợi, chuyện lãi chỉ dừng lại ở mức… cân bằng.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD nhưng phải mua lại nguyên liệu giá cao, nên nguồn thu từ chênh lệch gần như cân bằng - Ảnh: V.A.M.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD nhưng phải mua lại nguyên liệu giá cao, nên nguồn thu từ chênh lệch gần như cân bằng - Ảnh: V.A.M.

"Viglacera xuất khẩu các sản phẩm gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sen vòi... sang thị trường Úc, Mỹ, UAE nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như bột màu, đá mài… Nên bán sản phẩm ra để mua lại nguyên liệu, chênh lệch tỉ giá chỉ ở mức cân bằng", vị lãnh đạo trên nói.

Còn ông Đỗ Minh Tuấn - tổng giám đốc Tổng công ty Cao su Đồng Nai (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) - thông tin quý 1-2024, 50% sản lượng cao su xuất khẩu mang về lợi nhuận khá cao so với cùng kỳ năm 2023.

"Doanh thu xuất khẩu cao su tăng và rất đáng mừng. Năm nay ngành cao su có hai điều đáng chú ý, giá bán cao su tăng so với thời điểm cùng kỳ năm trước, từ 33 triệu đồng/tấn lên 41 triệu đồng/tấn. Và thứ hai là tỉ giá, năm ngoái tỉ giá chỉ hơn 23.500 đồng/USD, năm nay chúng tôi xuất bán giá bình quân 24.500 đồng/USD. Cao su hưởng lợi đôi đường", ông Tuấn cho biết.

Doanh nghiệp có bán USD lại cho Ngân hàng Nhà nước?

Với lợi nhuận thu về khá thuận lợi từ tỉ giá tăng cao, chia sẻ việc có bán lại USD cho Ngân hàng Nhà nước hay không, ông Đỗ Minh Tuấn tiết lộ: "Đồng USD thu về chúng tôi cũng giữ lại, chứ không bán ra dù chênh lệch tỉ giá với giá trị tiền đồng Việt Nam đang rất cao. Chỉ bán khi nào có những khoản thanh toán cần thiết và đến hạn".

Bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt tỉ giá

Từ ngày 19-4, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ để can thiệp thị trường theo hình thức giao ngay vào các ngày làm việc trong tuần. Đây là động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước nhằm can thiệp hạ nhiệt cơn sốt giá USD.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar