07/12/2020 16:23 GMT+7

Thủy điện Thượng Nhật ‘bất tuân’ lệnh: Tỉnh và bộ đề nghị lẫn nhau về ‘tước giấy phép’

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường xem xét thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của thủy điện Thượng Nhật, còn bộ lại đề nghị trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh xem xét 'tước giấy phép' theo thẩm quyền.

Thủy điện Thượng Nhật ‘bất tuân’ lệnh: Tỉnh và bộ đề nghị lẫn nhau về ‘tước giấy phép’ - Ảnh 1.

Thủy điện Thượng Nhật từng tích nước trái phép - Ảnh: VĂN DŨNG

Ngày 7-12, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Bộ Tài nguyên - môi trường đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phản hồi về ý kiến của tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường xem xét tước/thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt đã cấp cho Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung VN là chủ đầu tư công trình thủy điện Thượng Nhật.

Đáng nói, khi tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường xem xét tước/thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt với thủy điện Thượng Nhật, thì theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, trước đó thủy điện này đã liên tiếp ‘bất tuân’ lệnh của tỉnh trong điều hành phòng chống thiên tai.

Nguồn tin này cho biết từ đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi nghiên cứu, Bộ Tài nguyên - môi trường thống nhất với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cần thiết phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung VN do không nghiêm túc chấp hành chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc điều tiết, vận hành hồ chứa Thượng Nhật trong thời gian tỉnh chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt mưa, lũ lớn kéo dài, liên tiếp vừa qua.

Tuy nhiên, trong văn bản phản hồi ý kiến của tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tài nguyên - môi trường cho rằng trên cơ sở rà soát các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật xử lý về vi phạm hành chính, chưa có đầy đủ cơ sở để thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt như cơ sở kiến nghị của tỉnh.

Cụ thể, bộ trích dẫn quy định tại điều 25, nghị định 201/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, thì hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 điều 13 của nghị định số 36/2020 của Chính phủ như UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nêu tại văn bản đề nghị thu hồi giấy phép thì không thuộc trường hợp thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt. Do vậy, chưa có đầy đủ cơ sở để thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt như kiến nghị.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên - môi trường cũng cho rằng một trong những yêu cầu của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt là Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung VN chỉ được phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước theo quy định.

Bộ Tài nguyên - môi trường cũng nêu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 11-2019, trong trường hợp xảy ra mưa lũ, thẩm quyền ra lệnh vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hương do trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.

Theo quy định tại Nghị định số 36/2020 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn từ 1-3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều 13 của Nghị định số 36/2020: ‘Không tuân thủ theo lệnh điều hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác’.

Vì vậy, để đảm bảo việc xử lý hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung VN theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Bộ Tài nguyên - môi trường đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên - môi trường, các cơ quan chức năng rà soát kỹ lưỡng hành vi vi phạm, đặc biệt là mức độ tác động đến sự an toàn tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa thủy điện Thượng Nhật.

Trên cơ sở đó, ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt chính như đã nêu, tùy theo mức độ vi phạm, Bộ Tài nguyên - môi trường đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét việc áp dụng hình phạt bổ sung (nếu có) là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt từ 1-3 tháng theo quy định tại khoản 10 điều 13 nghị định số 36 của Chính phủ.

Bộ Công thương thu hồi giấy phép hoạt động thủy điện Thượng Nhật

TTO - Cục Điều tiết điện lực đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam đối với hoạt động phát điện Nhà máy thủy điện Thượng Nhật.





XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương

Các nhà đầu tư, đơn vị thi công đều đang khẩn trương làm. Địa phương đã bàn giao 166ha để nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc.

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar