26/10/2024 08:54 GMT+7

Thường chóng mặt, nên xử trí thế nào?

Chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Vậy đâu là căn nguyên và phải xử trí như thế nào?

Nhiều người gặp phải tình trạng chóng mặt, xử trí thế nào? - Ảnh 1.

Chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày - Ảnh minh họa

ThS Chử Văn Dũng, khoa nội - hồi sức thần kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), cho biết chóng mặt không phải là bệnh, mà là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. 

Có nhiều hình thái chóng mặt được người bệnh miêu tả khác nhau, trong đó được chia thành 4 loại: Chóng mặt xoay; Chếnh choáng; Muốn té xỉu; Mất thăng bằng.

Khi cơn chóng mặt xảy ra, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như mất thăng bằng; quay cuồng, nghiêng ngả; bị kéo về một hướng; choáng váng, đau đầu; buồn nôn, nôn ói; tầm nhìn mờ, hoa mắt; ù tai, nghe kém; 

Chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu; đổ mồ hôi, thay đổi mạch - huyết áp; tinh thần suy giảm hoặc không ổn định.

Những ai hay bị chóng mặt?

Theo bác sĩ Dũng, thông thường chóng mặt hay xuất hiện ở người cao tuổi, tuy nhiên tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

Đa phần các trường hợp chóng mặt là lành tính, nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Nhóm có nguy cơ cao bị chóng mặt bao gồm:

- Người cao tuổi: Người cao tuổi bị rối loạn tiền đình chiếm tỉ lệ khá cao do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng.

Một số nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ước tính 35 - 40% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn chóng mặt. Những người từ 65 tuổi trở lên tỉ lệ này có thể tăng lên 50 - 60%.

Gần 8 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh mãn tính. Nguy hiểm hơn khi từ những năm 70 trở đi, hơn một nửa số ca tử vong do tai nạn ở người già là do các vấn đề liên quan đến ngã do chóng mặt và mất cân bằng.

Ở Việt Nam thực trạng này cũng diễn ra tương tự, số người mắc hội chứng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

- Người làm việc trong môi trường căng thẳng: Môi trường làm việc áp lực cao, thường xuyên căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học cũng tiềm ẩn nguy cơ cao.

Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone cortisol gây ra một loạt bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8, hệ thống thần kinh thực vật, gây rối loạn hệ thống tiền đình. 

Do đó tỉ lệ mắc bệnh ở dân văn phòng, người lao động trí óc… ngày càng gia tăng.

- Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh: Phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng.

Ở giai đoạn mang thai hay tiền mãn kinh, tâm sinh lý của phụ nữ thay đổi rất nhiều. Họ hay cáu gắt, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, đa nghi, giận dỗi vô cớ. 

Lý do khiến tâm lý trở nên thất thường như vậy là bởi lượng hormone nữ giới trong cơ thể thay đổi đột ngột, làm khởi phát cơn chóng mặt.

Nhiều người gặp phải tình trạng chóng mặt, xử trí thế nào? - Ảnh 2.

Điều trị chóng mặt tùy thuộc vào từng nguyên nhân - Ảnh minh họa

4 phương pháp điều trị chóng mặt

Điều trị chóng mặt tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nhiều trường hợp, cơn chóng mặt thường tự động hết mà không cần điều trị do não bộ có thể thích nghi và tự điều chỉnh với sự thay đổi của hệ tiền đình để duy trì sự cân bằng. 

Tuy nhiên đối với một số người, việc điều trị chóng mặt là cần thiết và các phương pháp điều trị bao gồm:

- Phục hồi chức năng tiền đình: Đây là một phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp củng cố hệ thống tiền đình. 

Phục hồi chức năng tiền đình có thể được khuyến nghị nếu người bệnh bị chóng mặt tái phát. Biện pháp này giúp rèn luyện các giác quan khác để bù đắp cho hệ thống tiền đình, nhằm làm giảm chứng chóng mặt.

- Thủ thuật tái định vị sỏi tai: Viện hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều hướng dẫn thực hiện các thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ, để điều trị cho bệnh nhân bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. 

Các thủ thuật này nhằm di chuyển hạt sỏi tai từ ống bán khuyên vào lại khoang tai trong để được cơ thể hấp thụ. 

Trong khi làm thủ thuật, người bệnh có thể sẽ bị chóng mặt nhiều hơn do hạt sỏi tai di chuyển. Bác sĩ sẽ thực hiện và hướng dẫn cho người bệnh phối hợp để tiến hành thủ thuật một cách an toàn và hiệu quả nhất.

- Dùng thuốc: Trong vài trường hợp, một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi. 

Nếu chứng chóng mặt là do nhiễm trùng hoặc viêm, thuốc kháng sinh hoặc steroid có tác dụng làm giảm sưng và chữa nhiễm trùng. Đối với bệnh Meniere, thuốc lợi tiểu đôi lúc cũng được kê toa để làm giảm áp lực của tai trong do tích tụ nội dịch.

- Phẫu thuật: Có những nguyên nhân gây chóng mặt cần phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm được, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương não hay cổ.

Tưởng chóng mặt do say rượu, không ngờ bị đột quỵ não

Sau khi uống rượu, người đàn ông 41 tuổi (người Hàn Quốc, đang làm việc tại Phú Thọ) thấy đau đầu, chóng mặt, phát âm khó, nghĩ rằng say rượu nên chỉ nghỉ ngơi tại nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Những ngày gần đây, nhóm mẹ bỉm hiện đại đang chia sẻ một bí quyết chọn tã mùa hè: ưu tiên tã có khả năng thoáng khí tốt, đặc biệt ở vùng lưng - nơi bé dễ đổ mồ hôi nhất.

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar