10/02/2025 15:50 GMT+7

Thuốc Tamiflu không phải 'thần dược trị cúm' để 'cứ uống là nhanh khỏi'

Tôi là một bác sĩ và vừa mắc cúm A với triệu chứng vô cùng mệt mỏi mất 4 ngày. Khi thấy tôi mắc cúm, người thân hỏi 'bác sĩ thiếu gì thuốc mà lại không uống Tamiflu, có phải đã khỏi nhanh hơn không?'.

Thuốc Tamiflu không phải 'thần dược trị cúm' để 'cứ uống là nhanh khỏi' - Ảnh 1.

Tamiflu - "thần dược" trị cúm trong mắt rất nhiều người - Ảnh minh họa.

Tôi bị cúm A đúng ngay sau khi xong vài hoạt động truyền thông về cúm A ở cơ quan. Cúm A đã khiến mình sốt cao vài ngày, ho liên tục và dĩ nhiên đau cả người như bị ai đánh bằng roi. Mệt mỏi vô cùng mất 4 ngày, và rồi thì nay cũng hồi phục.

Nhưng cô cháu lại thắc mắc: "Bác sĩ thiếu gì thuốc mà lại không uống Tamiflu, uống thì có phải đã khỏi nhanh hơn không?".

Tôi không uống, bởi biết rõ lần này không cần dùng đến Tamiflu - "thần dược" trị cúm trong mắt rất nhiều người

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu?

1. Bệnh cúm hay còn gọi là cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. 

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

2. Không phải bệnh nhân cúm nào cũng phải dùng Tamiflu:

* 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị. Ngoài thuốc Tamiflu, bác sĩ sẽ dùng nhiều loại thuốc khác để phối hợp điều trị. 

Những trường hợp mắc cúm nhưng chỉ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ, chụp X-quang phổi không có tổn thương thì chỉ cần điều trị ngoại trú, nâng cao thể trạng để bệnh tự khỏi.

* Tamiflu là thuốc kháng vi rút, nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt vi rút cúm. Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của vi rút cúm. 

Vi rút cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào tế bào và nhân đôi, sau đó men này sẽ giúp vi rút cúm tách ra, rời khỏi tế bào chủ và đi tìm tế bào mới. Tamiflu ức chế sự nhân lên của vi rút này, làm giảm sự phát tán của vi rút cúm trong cơ thể.

* Tuy nhiên, Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, có triệu chứng sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.

Những người cần điều trị bằng thuốc Tamiflu

Bệnh nhân cúm với triệu chứng rõ ràng như sốt cao, kéo dài, liên tục, tổn thương phổi.

Những người thuộc nhóm dễ bị biến chứng cúm nặng như trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, suy giảm miễn dịch

Bên cạnh đó, Tamiflu cũng gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là có thể gây nôn ói. Ngoài ra có tiêu chảy, nhức đầu, gây độc thận ở những người có bệnh thận.

Tamiflu không phải là "thần dược" trị cúm. Đáng lo ngại, việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Khuyến cáo phòng bệnh cúm

1. Thay vì đợi khi có bệnh mới đi uống thuốc người dân có thể chủ động phòng bệnh cúm bằng cách tiêm vắc xin cúm mùa hằng năm để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối.

3. Đặc biệt, mọi người cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút cúm như thuốc Tamiflu, mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Không hoang mang nhưng đừng chủ quan với cúm mùa

Những ngày qua, thông tin từ các bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc cúm mùa chuyển nặng, có biến chứng viêm phổi, thở máy. Số lượng người dân đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng cúm tăng vọt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar