06/05/2025 08:33 GMT+7

Thuốc giả phân phối qua kênh nào, làm sao để tránh?

Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tục triệt phá các đường dây sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả... khiến người dân hoang mang và mất lòng tin.

thuốc giả - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, bán thuốc giả lớn - Ảnh: CA Thanh Hóa

Sản phẩm giả đến tay người tiêu dùng thế nào?

Dưới vỏ bọc thuốc xách tay, tuồn ra từ công ty chính hãng, nhóm sản xuất thuốc giả tại Thanh Hóa đã đưa các loại thuốc kém chất lượng, giả mạo ra thị trường.

Theo cơ quan chức năng, khi bán các loại thuốc giả ra thị trường, nhóm móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến kênh phân phối để đưa thuốc giả đến tay người dùng.

Dưới vỏ bọc là nhân viên, dược sĩ mua bán thuốc cho các công ty dược, nhóm thông qua mạng xã hội Zalo, Facebook quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của công ty chính hãng, "tuồn" ra từ nguồn hàng đấu thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực, không xuất được hóa đơn nên rao bán rẻ hơn so với hàng chính hãng.

Còn với các loại thuốc "giả mạo" nguồn gốc nước ngoài, nhóm giới thiệu là hàng "xách tay" nên không có hóa đơn, chứng từ kèm theo để lấy lòng tin của người mua hàng.

Để tạo lòng tin với khách hàng, nhóm này thường mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả do nhóm sản xuất rồi bán, nhằm đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Khi đã có lượng khách hàng nhất định, nhóm này chỉ bán các loại thuốc giả tự sản xuất. Nơi bán thuốc giả mà nhóm này hướng tới là người kinh doanh thuốc tự do tại các quầy thuốc nhỏ lẻ.

Với thủ đoạn tinh vi, nhóm sản xuất thuốc giả này đã tiêu thụ hàng ngàn sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thậm chí không ít người bệnh, trẻ em cũng trở thành nạn nhân bởi những sản phẩm chủ yếu nhắm vào trẻ em và người già.

Đối với thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe, mới đây Bộ Công an cũng vừa triệt phá thêm đường dây thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng, thu giữ lô hàng lớn 100 tấn. 

Người tiêu dùng mà nhóm này nhắm tới bán sản phẩm chủ yếu tập trung vào người già, trẻ em. Cảnh sát xác định các nghi phạm sử dụng thủ đoạn in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu... nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Thay đổi thói quen mua và sử dụng thuốc

Một trong những nguyên nhân khiến thuốc giả dễ dàng đưa ra thị trường một phần là do thói quen mua và sử dụng thuốc của người dân hiện nay. Thực tế người dân còn có thói quen tự mua thuốc kê đơn hay mua qua người quen giới thiệu, chưa quan tâm đến việc tra cứu nguồn gốc, xuất xứ của thuốc.

Sau một lần mua phải sản phẩm đã bị thu hồi trên thị trường, chị Hoa (35 tuổi, Hà Nội) mới bắt đầu quan tâm đến việc tra cứu nguồn gốc, thông tin thuốc. 

Chị Hoa nói lần đó có đến hiệu thuốc gần nhà mua dầu gội trị chấy cho con gái. "Khi mang về, chị tôi nhận ra có lần vô tình đọc thông tin trên báo chí về thu hồi sản phẩm này. Hai chị em lúc đó tra thì đúng số lô đã bị thu hồi. Lúc ấy tôi mang sản phẩm ra trả, may chưa dùng cho con", chị Hoa nói.

Cũng từ đó, chị Hoa bắt đầu có thói quen tra cứu thông tin sản phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho gia đình. "Đặc biệt, sau vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả… tôi càng cẩn trọng hơn và chỉ mua tại nhà thuốc lớn, có hóa đơn rõ ràng", chị Hoa nói.

Tuy nhiên, với nhiều người dân, hiện nay việc tra cứu thông tin thuốc còn khá khó khăn, nhiều người không biết phải tra cứu thông tin từ đâu, như thế nào. 

Và để đồng hành cùng người tiêu dùng, FPT Long Châu đã chủ động trong việc minh bạch nguồn gốc sản phẩm thuốc và tích hợp tính năng tra cứu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của thực phẩm chức năng trên toàn hệ thống.

Giải pháp minh bạch từ nhà thuốc

thuốc giả - Ảnh 2.

Thông tin chi tiết nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng sản phẩm trên website của nhà thuốc Long Châu - Ảnh: Chụp màn hình

Hệ thống nhà thuốc Long Châu cũng là nhà thuốc đầu tiên tại Việt Nam giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin này trên tờ hóa đơn mua hàng, trên website và ứng dụng nhà thuốc Long Châu. Đây là những hành động thiết thực của nhà thuốc Long Châu trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Hiện nay trên mỗi hóa đơn tại hệ thống nhà thuốc Long Châu đều hiển thị rõ ràng thông tin về nơi sản xuất của từng loại thuốc. Đặc biệt, ở cuối hóa đơn còn có phần hướng dẫn chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin đăng ký sản phẩm qua các kênh chính thống, đảm bảo độ chính xác và tiện lợi.

Bên cạnh đó, khi mua hàng trực tiếp tại quầy, đội ngũ dược sĩ của Long Châu luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn giúp khách hàng hiểu rõ các thông tin quan trọng được thể hiện trên hóa đơn.

Tại mỗi cửa hàng thuộc hệ thống hơn 2.050 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc cũng đều trang bị máy tính để khách tự tra cứu khi có nhu cầu.

Đối với các sản phẩm thuốc, người dùng có thể dễ dàng theo dõi nơi sản xuất, số đăng ký thuốc trên trang web và ứng dụng Nhà thuốc Long Châu. 

Trong mỗi trang sản phẩm thuốc trên website hoặc ứng dụng đều có chức năng sao chép số đăng ký thuốc, kèm đường link dẫn về Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Cục Quản lý dược để khách tự tra cứu một cách minh bạch. 

Với thực phẩm chức năng, hệ thống hiển thị đầy đủ số đăng ký sản phẩm cùng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Ông Tạ Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, cho hay để ngăn chặn buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, một biện pháp quan trọng là tiếp tục hoàn thiện hệ thống dữ liệu về ngành dược; công bố thông tin đầy đủ về thuốc được cấp phép lưu hành (cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ thuốc và nhãn thuốc) để người dân dễ dàng tra cứu, đối chiếu.

"Việc nhà thuốc công khai, minh bạch nguồn gốc sản phẩm và hướng dẫn người tiêu dùng tra cứu thông tin là một trong những giải pháp tốt. 

Cùng với việc truyền thông đến người tiêu dùng, từng bước sẽ ngăn chặn được việc buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Tất cả cộng đồng cùng chung tay nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân", ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng cần thay đổi thói quen tự mua thuốc điều trị, mà khi có bệnh, phải đến khám và mua thuốc tại cơ sở y tế được cấp phép; khuyến khích người dân cung cấp thông tin khi phát hiện việc sản xuất, kinh doanh thuốc giả và mua thuốc tại nhà thuốc uy tín, có pháp lý rõ ràng.

Chọn thuốc, thực phẩm chức năng: Đừng phó mặc cho may rủi

Liên tục có các đường dây buôn bán thuốc, thực phẩm chức năng giả bị triệt phá vừa qua khiến người dân hoang mang. Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng không thể “chỉ mua vì quảng cáo” hay “do người quen giới thiệu” mà cần chủ động kiểm tra sản phẩm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar